5 phương pháp gia cố nền đất yếu thông dụng nhất hiện nay

5/5 - (1 bình chọn)

5 phương pháp gia cố nền đất yếu thông dụng nhất hiện nay: Nền đất yếu vốn phù hợp để trồng cây, chăn nuôi gia súc hơn. Để có thể xây dựng được các công trình lớn, yêu cầu phải thực hiện gia cố nền đất yếu trước khi đặt viên gạch đầu tiên. Cùng INDECOM tìm hiểu các phương pháp gia cố nền đất hiệu quả nhất hiện nay nhé!

Nền đất yếu là gì? Liệu có xây dựng được nhà trên nền đất yếu?

Bạn từng bao giờ nghe rằng, đối với những phần đất gần sông, các kỹ sư khi làm nền thường đổ cát, chờ cát sụt xuống, rồi lại tiếp tục đổ, chờ sụt, đổ,… đến khi nào nền đất không còn lún được nữa thì mới bắt đầu tiến hành ép cọc. Các công nhân phải làm vậy vì nền đất gần sông khá yếu.

5 phương pháp gia cố nền đất yếu thông dụng nhất hiện nay

Đất nền gần sông thường yếu, ẩm, có nhiều nước

Nền đất yếu là nền đất dễ lún sụt, có khả năng chịu tải kém, dễ bị biến dạng, phá hủy dưới tải trọng công trình (nhà cao tầng, các công trình lớn). Nền đất yếu thường là nền đất gần sông, đất bùn, đất cát, trái ngược với nền đất ở núi, nơi khô cằn.

Ngoài ra, trong xây dựng, một nền đất được đánh giá là yếu dựa vào các tiêu chí vật lý như: dung trọng; hệ số rỗng; độ ẩm; độ bão hòa hoặc việc đánh giá cũng dựa vào các tiêu chí cơ học như: sức chịu tải bé; modun biến dạng; hệ số nén; góc ma sát trong; lực dính.

Nền đất yếu thường phù hợp để trồng cây, chăn nuôi gia súc hơn là xây dựng nhà cao tầng, công trình lớn. Tuy nhiên, vì nhu cầu xây dựng, đáp ứng nhà ở cho dân số tại các đô thị ngày một tăng, nền đất yếu cũng được tận dụng để xây dựng công trình.

Để tạo được nền móng vững chắc, cần phải gia cố nền đất yếu trước khi xây dựng.

>>> Xem thêm: Bạt HDPE lót hầm biogas

Các phương pháp gia cố nền đất yếu phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay

Việc gia cố nền đất yếu nhằm tăng sức chịu tải của nền đất lên, cải thiện các chỉ số vật lý như: giảm hệ số rỗng; giảm tính nén lún; tăng độ chặt;… Việc xử lý nền đất đối với các công trình thủy lợi có thể làm giảm tính thấm của đất.

Việc xử lý nền đất yếu gồm 2 phương pháp cơ bản sau: thay thế nền đất yếu và gia cường nền đất yếu.

Các phương pháp gia cố nền đất yếu thông thường

Có 3 phương pháp thông thường sau:

  • Các phương pháp cơ học: Bao gồm các phương pháp làm chặt bằng đầm, đầm chấn động, giếng cát, phương pháp thay đất, đệm cát,…
  • Các phương pháp vật lý: Bao gồm các phương pháp hạ mực nước ngầm, dùng giếng cát, bấc thấm, điện thấm,…
  • Các phương pháp hóa học: Bao gồm các phương pháp làm keo đất bằng xi măng, vữa xi măng, phương pháp silicat hóa, điện hóa,…

Sau đây, INDECOM sẽ giải nghĩa rõ hơn một số những phương pháp phổ biến.

Phương pháp gia cố nền đất yếu bằng cọc cát (hay còn gọi giếng cát)

Phương pháp này khác với các phương pháp xử lý nền đất bằng cọc cứng hay thấy (bê tông, bê tông cốt thép, cọc gỗ tre,…). Cọc cát làm nhiệm vụ chịu tải, tiếp nhận và truyền tải xuống đất nền.

Ưu điểm của việc sử dụng cọc cát:

  • Giúp nước từ các lỗ rỗng thoát nhanh hơn.
  • Quá trình cố kết đất và độ lún ổn định diễn ra nhanh hơn.
  • Thi công đơn giản, vật liệu rẻ tiền.

Phương pháp gia cố nền đất yếu bằng cọc đất – xi măng

Cọc đất – xi măng thường được sử dụng để xử lý các nền đất yếu như: than bùn, bùn, sét và sét pha.

5 phương pháp gia cố nền đất yếu thông dụng nhất hiện nay

Phương pháp gia cố nền đất yếu bằng cọc đất – xi măng

Cọc đất – xi măng là sự kết hợp giữa đất và xi măng theo tỷ lệ nhất định (có thể trộn thêm phụ gia) để tạo thành một loại cọc cơ học có thành phần của đất tự nhiên nhưng lại cứng cáp hơn, tăng độ ổn định và độ lún cho đất.

Ưu điểm của biện pháp gia cố nền đất yếu bằng cọc đất – xi măng:

  • Nền đất khi xử lý cọc đất – xi măng xong thì chỉ số độ lún giảm xuống còn rất nhỏ, không cần tốn thêm vật liệu đắp bù lún, không phải chờ nền đất cố kết, đẩy nhanh được tiến độ xây dựng.
  • Có thể thi công trong điều kiện đất ngập nước.
  • Độ ồn, độ rung nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh.

Phương pháp gia cố bằng đệm cát

Phương pháp gia cố nền đất yếu bằng đệm cát chính là việc thay thế lớp đất sét yếu nằm phía trên bằng lớp cát sỏi được đầm chặt, cứng cáp hơn. Trong thi công, công nhân sẽ đào bỏ một phần lớp đất yếu và thay thế bằng lớp cát hạt trung, hạt thô đầm chặt.

Phương pháp gia cố nền đất yếu bằng đệm cát áp dụng cho các lớp đất yếu ở trạng thái bão hòa nước (sét nhão, bùn, than bùn,…) và chiều dày nhỏ hơn 3m.

Công dụng của biện pháp gia cố nền đất yếu bằng đệm cát:

  • Lớp đệm cát mới làm tăng sức chịu tải, tăng khả năng tiếp thu tải trọng công trình và giúp truyền tải trọng đó tới các lớp đất yếu bên dưới tốt hơn.
  • Giúp giảm độ sụt lún của công trình.
  • Giảm được chiều sâu móng khi ép cọc, tiết kiệm được vật liệu xây dựng.
  • Cát được nén chặt làm tăng ma sát, tăng sức chống trượt, từ đó làm tăng khả năng ổn định của công trình theo chiều ngang cũng như chiều dọc, giảm thời gian cố kết đất, tăng nhanh thời gian ổn định cho công trình.

Biện pháp gia cố nền đất yếu bằng cách đầm chặt lớp đất mặt

Một trong các biện pháp gia cố nền đất yếu là đầm chặt lớp đất mặt. Đối với nền đất yếu có độ ẩm nhỏ (G < 0,7), có thể sử dụng biện pháp này.

Phương pháp này tạo ra một tầng đệm đất chặt, cứng, tận dụng được nền đất thiên nhiên để đặt móng, giảm được khối lượng đào đắp. Để đầm chặt lớp đất mặt, có nhiều phương pháp khác nhau, một trong những cách thường được sử dụng nhất là phương pháp đầm xung kích.

Ưu điểm của phương pháp gia cố nền đất yếu, đầm chặt lớp đất mặt:

  • Cải thiện sức chịu tải của nền đất.
  • Cải thiện thời gian cố kết, tăng nhanh độ lún ổn định theo thời gian.

Phương pháp gia cố nền đất yếu – Bấc thấm

5 phương pháp gia cố nền đất yếu thông dụng nhất hiện nay
Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm

Phương pháp gia cố nền đất yếu này dùng kỹ thuật thoát nước thẳng đứng bằng bấc thấm kết hợp gia tải trước.

Trong nhiều trường hợp, bấc thấm cũng được dùng để dẫn nước theo phương ngang mặt đất.

Trong thi công gia cố nền đất, bấc thấm được sử dụng để tăng tốc quá trình thoát nước của đất yếu, làm giảm lỗ rỗng chứa nước, tăng dung trọng cho đất, tăng nhanh quá trình cố kết của đất, tăng sức chịu tải, giúp nền đất đạt độ lún quy định.

Như vậy, đất nền yếu cần được gia cố trước khi bắt đầu xây dựng. Có nhiều cách khác nhau để xử lý đất nền yếu, tùy từng trường hợp cụ thể mà bạn áp dụng cách phù hợp nhất nhé!

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo