Lưới cốt sợi thuỷ tinh
indecom
Nhiệt điện BOT Vân Phong 1
geocell
HDPE INDECOM 0988989695
Thi công màng chống thấm HDPE
ngói bitum

LƯỚI ĐỊA KỸ THUẬT

Lưới địa kỹ thuật
Lưới địa kỹ thuật
Lưới địa kỹ thuật
Lưới địa kỹ thuật
Lưới địa kỹ thuật
Lưới cốt sợi thuỷ tinh
Lưới địa kỹ thuật
Lưới địa kỹ thuật
Lưới địa kỹ thuật

Lưới địa kỹ thuật

 

Lưới địa kỹ thuật là gì? Ứng dụng trong xây dựng như thế nào?

Lưới địa kỹ thuật là một loại lưới nhựa tổng hợp được sử dụng để gia cố nền móng cho các công trình xây dựng, dân dụng. Vậy loại lưới này là gì? Ứng dụng như thế nào trong xây dựng? Cùng tham khảo trong bài viết này nhé!

Lưới địa kỹ thuật là gì?

Lưới địa kỹ thuật (gọi tắt là lưới ĐKT) có tên tiếng Anh là Geogrids, là tấm lưới tạo nên từ những thanh nhựa đan lại với nhau sao cho khoảng trống đan xen khi tấm lưới thành hình có hình vuông. Chức năng chủ yếu của lưới địa kỹ thuật là gia cường, gia cố cho mặt đất, hỗ trợ trong xây dựng tường chắn trọng lực.

Nguyên liệu chế tạo lưới ĐKT là các loại nhựa polime như nhựa PET (Polyester), HDPE (High Density Polyethylene), PP (Polypropylene).

Lược sử về lưới địa kỹ thuật

Sự phát triển của xây dựng (nhà nhiều tầng hơn, công trình chịu tải tốt hơn) đòi hỏi các kỹ sư phải tìm ra một giải pháp hỗ trợ làm móng mới. Lưới địa kỹ thuật được nghiên cứu, chế tạo và sản xuất lần đầu vào năm 1978 tại Anh bởi Tập đoàn Tensar International (tiền thân là Công ty Netlon).

Trải qua nhiều thập kỷ nghiên cứu, thử nghiệm, cải tiến và phát triển, lưới ĐKT giờ đây đã chứng tỏ được tính kinh tế, hiệu quả của mình khi được sử dụng cho các công trình dân dụng, công nghiệp, cầu đường,….

>>> Xem thêm: Bạt HDPE làm hồ cảnh quan

Những tính năng, ưu điểm của lưới địa kỹ thuật

Được tổng hợp từ 3 loại nhựa khác nhau (nhựa PP, nhựa HDPE và nhựa PET), lưới ĐKT có những đặc tính sau:

  • Sức chịu kéo lớn, tương đương các thanh kim loại nhưng lại nhẹ hơn và mỏng hơn.
  • Tính đa năng: Lưới địa kỹ thuật thích hợp với hầu như mọi loại đất, đá.
  • Tính kết nối: Dễ kết dính với vật liệu tiếp xúc trực tiếp. Khi sử dụng trong xây nhà, làm đê đập sẽ tạo nên một lớp nền móng vững chắc.
  • Thi công dễ dàng. Công việc lắp đặt chỉ là trải ra và sắp xếp ngay ngắn lại.
  • Lưới địa kỹ thuật rất bền vì có tính chống ăn mòn, chống lại tia tử ngoại, mưa gió,… nên ít bị ảnh hưởng bởi môi trường có tính axit, tính kiềm và các chất độc khác.

Ứng dụng của lưới địa kỹ thuật

Với những tính chất trên, lưới ĐKT thường được sử dụng vào:

Tường chắn trọng lực

Tường chắn trọng lực là loại tường xây ở chân dốc để ngăn đất, đá phía trên bị đổ, sụt lún xuống phía dưới. Khi xây dựng, lưới được đặt nằm ngang (song song với mặt đất) để liên kết với các tấm, các khối bên ngoài, chống lại lực cắt tạo ra khi khối đất ở trên sụt trượt xuống. Khi lắp đặt lưới địa kỹ thuật bên dưới, người ta có thể xây tường chắn cao tới 17m với mái dốc tới 90 độ.

Cách bố trí lưới ĐKT khi xây dựng tường chắn trọng lực 

Cách bố trí lưới ĐKT khi xây dựng tường chắn trọng lực

Hình ảnh trực quan khi xây dựng tường chắn trọng lực kết hợp sử dụng lưới ĐKT


Hình ảnh trực quan khi xây dựng tường chắn trọng lực kết hợp sử dụng lưới ĐKT

Mái dốc trên mặt đất

Lưới địa kỹ thuật được dùng để trải nằm ngang từng lớp trong thân mái dốc và cố định, chống lại sự sụt trượt của đất, đá từ trên cao. Để chắc chắn hơn, mặt ngoài của mái dốc cũng được gia cố bằng một tấm lưới ĐKT hoặc bằng các vật liệu khác.

Với việc áp dụng loại lưới này, người ta có thể xây dựng mặt dốc lên tới 50m.

Sử dụng lưới ĐKT để xây dựng mái dốc

Sử dụng lưới ĐKT để xây dựng mái dốc

Đường dẫn đầu cầu (đường dốc lên cây cầu)

Tương tự như tường chắn trọng lực, lưới địa kỹ thuật được trải thành từng lớp ngang (trước khi đổ nhựa lên) làm tăng khả năng chống trượt, khả năng chịu tải của đầu cầu.

Nếu không có đường dẫn đầu cầu, cây cầu sẽ trông như thế này

Nếu không có đường dẫn đầu cầu, cây cầu sẽ trông như thế này

Liên kết cọc

Sau khi ép cọc xong, phần lưới sẽ được trải trên các cọc nhằm tạo thêm một lớp đỡ truyền tải trọng từ các công trình bên trên tới tất cả cọc bên dưới, giúp cọc chịu lực tốt hơn.

Tạo lưới đỡ trên nền có nhiều hốc trống

Đối với nền đất, đá có nhiều hốc, kỹ sư cũng sử dụng lưới địa kỹ thuật để chống sụt lún lỗ rỗng hoặc để bảo vệ các lớp lót khác như màng chống thấm HDPE (các công trình như ô chôn lấp rác, hồ chứa trên núi đá,…).

Tăng ma sát trên mái dốc

Để tăng ma sát, giữ chặt các vật liệu trên mái dốc, người ta trải thêm lớp màng chống thấm hoặc lưới ĐKT ở trên.

Nhược điểm của lưới địa kỹ thuật

Không có loại vật liệu nào là hoàn hảo. Do đó, lưới ĐKT cũng có nhược điểm riêng cần lưu ý. Hãy cùng tìm hiểu để biết rõ nên sử dụng vật liệu này trong trường hợp nào nhé!

  • Để đảm bảo tính năng như chống ăn mòn, chống tia cực tím, tăng độ bền cho lưới địa kỹ thuật, trong quá trình sản xuất, người ta còn cần thêm nhiều loại chất phụ gia khác.
  • Lưới ĐKT khi sử dụng kết hợp với đất, ít nhiều cũng sẽ bị giảm tuổi thọ.
  • Tính chặn đất, chặn nước của một số loại lưới, vải địa kỹ thuật sẽ gây khó khăn trong việc thiết kế, xây dựng đối với một số tình huống nhất định. Chẳng hạn, địa hình đất vùng đồi núi, đất cát,… đòi hỏi các kỹ sư phải thiết kế, tính toán kỹ lưỡng trước khi lắp đặt.
  • Việc sử dụng, lưu trữ, vận chuyển và lắp đặt phải có sự kiểm định, kiểm soát kỹ càng về chất lượng.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về loại lưới này. Nếu cần được tư vấn thêm hoặc đặt mua sản phẩm, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với INDECOM để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!