Sửa chữa cải tạo mặt đường nhựa

5/5 - (2 bình chọn)

Công ty TNHH Vật liệu mới Công trình INDECOM xin giới thiệu đến Quý Khách hàng bài viết sử dụng lưới cốt sợi thuỷ tinh trong sửa chữa, cải tạo mặt đường nhựa.

1. Vấn đề

a. Nứt dọc
  • Những vết nứt chạy dọc mặt đường, sinh ra do ứng suất nhiệt và tải trọng của các phương tiện giao thông.
  • Chúng thường xuất hiện ở vị trí giữa các làn xe liền kề hoặc giữa mặt đường và lề đường
  • Nứt dọc có thể xuất hiện cùng với bong bật và dính bám kém. Những vết nứt loại này có thể được xử lý triệt để bằng lưới cốt sợi thuỷ tinh

Sửa chữa cải tạo mặt đường nhựa

b. Nứt ngang
  • Các vết nứt thường xuất hiện vuông góc với tim đường. Các vết nứt ngang đường thường có nguyên nhân do sự co lại của nhiệt độ thấp gây ra.
  • Các vết nứt nhiệt thường phát triển theo chiều sâu xuống toàn bộ chiều dày lớp mặt đường và thưởng mở rộng theo thời gian.
  • Những vết nứt loại này có thể được xử lý triệt để bằng lưới cốt sợi thuỷ tinh.
c. Nứt khối
  • Những vết nứt tạo thành khối do việc hoá cứng của nhựa đường kết hợp với sự co lại của mặt đường khi thời tiết lạnh. Những vết nứt loại này có thể được xử lý triệt để bằng lưới cốt sợi thuỷ tinh

Sửa chữa cải tạo mặt đường nhựa

d. Nứt phản ánh
  • Các vết nứt phản ánh gây ra bởi các vết nứt ở dưới mặt đường, lan truyền lên trên mặt đường thông qua lớp phủ bên trên.
  • Nứt phản ảnh thể hiện mạng vết nứt bên dưới và phải được xử lý theo cơ chế gây ra các vết nứt phía dưới
e. Nứt mỏi
  • Các vết nứt loại này còn gọi là nứt mai rùa hay nứt da cá sấu. Đây là loại vết nứt do kết cấu và nếu không được sửa chữa, thường phát triển thành ổ gà và phá hỏng mặt đường.
  • Các vết nứt dọc theo vệt bánh xe thường là dấu hiệu đầu tiên cho thấy nứt mỏi đang bắt đầu phát triển
f. Nét mép mặt đường
  • Đây là những vết nứt dạng cong hoặc các vết nứt liên tục đã kết nối với nhau gần mép ngoài mặt đường nhựa, cạnh phần lề không gia cố.
  • Nứt mép mặt đường là do quá tải ở phần mép đường không gia cố, không đảm bảo chịu cắt, hoặc do bị xói ở lề đường.
g. Nứt trượt
  • Những vết nứt hình parabol đặc trưng, xảy ra khi lớp mặt trên bằng bê tông nhựa bị trượt và tách khỏi lớp dưới, thường là do dính bám kém giữa các lớp. Có thể sử dụng lưới cốt sợi thuỷ tinh để xử lý nhược điểm này

Sửa chữa cải tạo mặt đường nhựa

2. Giải pháp

Sử dụng lưới cốt sợi thuỷ tinh trong sửa chữa cải tạo mặt đường nhựa. Các bước thi công chi tiết như sau:

  • Điều kiện mặt đường: Bề mặt trước khi thi công lưới sợi thuỷ tinh phải:
  • Khô, sạch và không bụi bẩn
  • Bề mặt được chuẩn bị phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo liên kết tốt giữa lưới sợi thuỷ tinh và lớp cấp phối đá dăm gia cố xi măng, bê tông nhựa.
  • Thi công lưới sợi thuỷ tinh
  • Tưới nhựa dính bám đảm bảo cho độ dính bám tốt nhất, lượng nhựa dính bám tiêu chuẩn trên bề mặt cần trải lưới là 1,5kg/m2 khi trải trên lớp cấp phối đá dăm gia cố xi măng và 1,0kg/m2 khi trải trên lớp bê tông nhựa. Lượng nhựa này cần điều chỉnh sao cho phù hợp với tình trạng lớp dưới để đảm bảo lưới dính bám tốt nhất.
  • Thi công lưới sợi thuỷ tinh phải được rải trên bề mặt bằng phẳng và không có vết gấp. Khi bắt đầu rải phải cố định đầu cuộn lưới với bề mặt lớp dưới theo chỉ dẫn của Nhà sản xuất, dưới sự giám sát chặt chẽ và hướng dẫn của đại diện kỹ thuật của Nhà sản xuất và sự chấp thuận của Tư vấn giám sát.
  • Thi công lưới sợi thuỷ tinh bằng thủ công hoặc bằng máy
  • Đặt cuộn dưới trên trục đường rải. Chú ý đặt thẳng từ đầu để tránh cong, oằn lưới khi điều chỉnh vì nó có thể tạo ra nếp gấp trên dưới.
  • Kéo trải cuộn lưới ra.
  • Các lớp lưới sợi thuỷ tinh chồng mí theo phương ngang từ 100-200mm chồng mí theo phương dọc từ 200-300mm. Phu thêm nhựa dính bám tại các lớp chồng tối thiểu 0,15kg/m2, đảm bảo các mối nối phải được ép chặt.
  • Bất kỳ lớp nối chồng theo phương ngang hoặc phương dọc đều phải được cố định để không bị xê dịch trong lúc thi công
  • Tại vị trí đầu, cuối của 2 lớp lưới đặt cạnh nhau kết hợp với 2 lớp lưới mới đặt cạnh nhau tạo thành một lớp chồng có 4 lớp lưới, thì phải cắt bỏ 2 lớp lưới.
  • Trải lưới sao cho khít và phẳng. Có thể trải đều để lưới gắn xuống mặt đường hoặc dùng máy trải lưới.
  • Có thể dùng chổi sợi ni lông miết để dính lưới xuống mặt lớp dưới.
  • Đối với đoạn công hẹp nên gấp nhiều nếp nhỏ trong lưới, cắt và cán phẳng. Với đoạn đường quá cong như vòng xuyến thì việc trải lưới cần phải được thực hiện bởi thợ có tay nghề cao, thực hiện cẩn thận để đảm bảo lưới phẳng.
  • Khi trải lưới sợi thuỷ tinh hết chiều dài thiết kế thì dùng máy cắt hoặc dao chuyên dụng cắt lưới.
  • Sau khi rải xong lưới sợi thuỷ tinh tiến hành thảm bê tông nhựa theo thiết kế
  • Lưới cốt sợi thuỷ tinh được thi công trên lớp móng trên (Base) với các bước thi công như sau:
1. Làm sạch mặt đường cũ2. Làm đầy các khe nứt hoặc san bằng phẳng nền đường cũ3. Phun bitumen4. Thi công lắp đặt lưới cốt sợi thuỷ tinh (sử dụng máy hoặc nhân công)5. Thi công lớp bê tông Asphalt sau khi trải lớp Fiber Glass và lu đầm

Sửa chữa cải tạo mặt đường nhựa – Sửa chữa cải tạo mặt đường nhựa – Sửa chữa cải tạo mặt đường nhựa – Sửa chữa cải tạo mặt đường nhựa – Sửa chữa cải tạo mặt đường nhựa – Sửa chữa cải tạo mặt đường nhựa – Sửa chữa cải tạo mặt đường nhựa

Sửa chữa cải tạo mặt đường nhựa -Sửa chữa cải tạo mặt đường nhựa – Sửa chữa cải tạo mặt đường nhựa – Sửa chữa cải tạo mặt đường nhựa – Sửa chữa cải tạo mặt đường nhựa – Sửa chữa cải tạo mặt đường nhựa – Sửa chữa cải tạo mặt đường nhựa

 

 

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo