Lưới sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh

5/5 - (5 bình chọn)

Công ty TNHH Vật liệu mới Công trình INDECOM xin giới thiệu đến Quý Khách hàng bài viết giới thiệu lưới sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh trong thi công đường giao thông.

1. Khái niệm chung

a. Lưới sợi thuỷ tinh
  • Lưới sợi thuỷ tinh có cấu tạo từ các sợi thuỷ tinh được bó thành sợi lớn (gọi là sợi cốt) và được đan thành ô lưới
  • Lưới sợi thuỷ tinh là sản phẩm ứng dụng trong việc gia cố mặt đường bê tông nhựa nhằm giảm thiểu, hạn chế sự phát triển vết nứt (do mỏi, do nhiệt). Đồng thời gia tăng cường độ chịu kéo uốn cho kết cấu mặt đường bê tông nhựa.
b. Lực kéo lớn nhất (Maximum Strength)
  • Lực kéo lớn nhất: Là giá trị lực kéo tính bằng kN hoặc N được nhận trong quá trình kéo cho tới khi mẫu thử bị đứt hoàn toàn
c. Độ giãn dài khi đứt (Elongation at Break)
  • Độ giãn dài tính bằng phần trăm (%) là độ giãn dài tại thời điểm mẫu thử bị đứt hoàn toàn

Lưới sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh

2. Vật liệu

a. Yêu cầu vật liệu
  • Chủng loại lưới sử dụng: Lưới sợi thuỷ tinh là lưới hình ô vuông được cấu tạo bởi các bó sợi thuỷ tinh. Lưới phải có cấu tạo đảm bảo có diện tích tiếp xúc lớn nhất với các lớp của kết cấu áo đường khi thi công. Kiểu cấu tạo lưới được lựa chọn nhằm đảm bảo cho việc thi công phải thuận tiện và dễ dàng nhất
  • Các thông số kỹ thuật yêu cầu
  • Cường độ chịu kéo khi đứt theo phương dọc: 100kN/m
  • Cường độ chịu kéo khi đứt theo phương ngang: 100kN/m
  • Độ giãn dài khi đứt theo phương dọc: ≤ 3% (±0,5%)
  • Độ giãn dài khi đứt theo phương ngang: ≤ 3% (±0,5%)
  • Nhiệt độ nóng chảy với lớp nhựa bọc bảo vệ sợi lưới ≥ 2000C
  • Các thông số này được xác định với chỉ dẫn của Tiêu chuẩn ISO 10319 cho vật liệu địa kỹ thuật
b. Mẫu thử
  • Mỗi lô hàng nhập phải lấy mẫu kiểm tra các thông số kỹ thuật như đã nêu ở trên

Lưới sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh

3. Thi công lưới sợi thuỷ tinh

a. Bảo quản và vận chuyển
  • Lưới sợi thuỷ tinh sử dụng cho công tác bê tông nhựa sẽ được bao gói, vận chuyển tới công trường, xử lý và lưu giữ theo các khuyến nghị của Nhà sản xuất đảm bảo tất cả các yêu cầu an toàn và phòng ngừa hư hại sản phẩm
  • Lưới sợi thuỷ tinh được cuộn thành từng cuộn để tiện vận chuyển và bảo vệ chống lại ảnh hưởng của thời tiết
  • Nền của kho chứa lưới sợi thuỷ tinh phải bằng phẳng, khô ráo, sạch sẽ
  • Bảo quản lưới sợi thuỷ tinh tránh tia cực tím, nơi có độ ẩm cao, sương giá và mưa
b. Điều kiện mặt đường
  • Bề mặt trước khi rải lưới sợi thuỷ tinh phải:
  • Khô, sạch và không bị bụi bẩn
  • Bề mặt đươc chuẩn bị phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo liên kết tốt giữa lưới sợi thuỷ tinh và lớp cấp phối đá dăm gia cố xi măng, bê tông nhựa
c. Chuẩn bị thi công
  • Để đảm bảo dính bám tốt, lưới sợi thuỷ tinh phải được bảo quản trong môi trường không có bụi bẩn và được giữ khô ráo tại hiện trường
d. Thi công lưới sợi thuỷ tinh
  • Tưới nhựa dính bám đảm bảo cho độ dính bám tốt nhất, lượng nhựa dính bám tiêu chuẩn trên bề mặt cần trải lưới là 1,5kg/m2 khi trải trên lớp cấp phối đá dăm gia cố xi măng và 1,0kg/m2 khi trải trên lớp bê tông nhựa. Lượng nhựa này cần điều chỉnh sao cho phù hợp với tình trạng lớp dưới để đảm bảo lưới dính bám tốt nhất.
  • Lưới sợi thuỷ tinh phải được rải trên bề mặt bằng phẳng và không có vết gấp. Khi bắt đầu rải phải cố định đầu cuộn lưới với bề mặt lớp dưới
  • Trải cuôn lưới sợi thuỷ tinh bằng thủ công hoặc bằng máy
  • Đặt cuộn lưới trên trục đường rải, chú ý đặt thẳng từ đầu để tránh cong, oằn lưới khi điều chỉnh vì nó có thể tạo ra nếp gấp bên dưới
  • Kéo trải cuộn lưới ra
  • Các lớp lưới sợi thuỷ tinh chồng mí theo phương ngang từ 100-200mm, chồng mí theo phương dọc từ 200-300mm. Phun thêm nhựa dính bám tại các lớp chồng tối thiểu 0,15kg/m2. Đảm bảo các mối nối phải được ép chặt.
  • Bất kỳ lớp nối theo phương ngang hoặc phương dọc đều phải được cố định để không bị xê dịch trong lúc thi công
  • Tại vị trí đầu, cuối của 2 lớp lưới đặt cạnh nhau kết hợp với 2 lớp lưới mối đặt cạnh nhau tạo thành 1 lớp chồng có 4 lớp lưới, thì phải cắt bỏ 2 lớp lưới.
  • Trải lưới sao cho khít và phẳng. Có thế trải đều để lưới gắn xuống mặt đường hoặc dùng máy trải lưới
  • Có thể dùng chổi sợi ni lông miết để dính lưới xuống mặt lớp dưới
  • Đối với đoạn cong hẹp nên gấp nhiều nếp nhỏ trong lưới, cắt và cán phẳng. Với đoạn đường quá cong như vòng xuyến thì việc trải lưới cần phải được thực hiện bởi thợ với tay nghề cao, thực hiện cẩn thận đảm bảo lưới phẳng.
  • Khi trải lưới hết chiều dài thiết kế thì dùng máy cắt hoặc dao chuyên dụng cắt lưới
  • Sau khi rải xong lưới sợi thuỷ tinh tiến hành thảm bê tông nhựa theo thiết kế
e. Kiểm tra độ dính bám của lưới sợi thuỷ tinh với lớp cấp phối đá dăm gia cố xi măng hoặc bê tông nhựa
  • Công tác kiểm tra này được kiểm tra theo xác suất nghi ngờ các vị trí rải lưới sợi thuỷ tinh chưa đạt yêu cầu về độ căng kéo.
  • Nếu kiểm tra độ dính bám không đảm bảo thì phải tiến hành căng kéo và rải lại
  • Sử dụng thiết bị kiểm tra độ dính bám như hình bên dưới. Tiến hành kéo cho tới khi lưới sợi thuỷ tinh được kéo lên khỏi bề mặt. Nếu chỉ số ≥ 9kg là đạt yêu cầu

Lưới sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh

f. Các chú ý quan trọng
  • Người công nhân phải đeo găng tay khi thi công lưới sợi thuỷ tinh
  • Lưới sợi thuỷ tinh phải được trải không có nếp gấp và sóng
  • Điểm nối bê tông nhựa không được trùng với vết gấp trong các cuộn lưới
  • Khớp nối giữa các vệt rải bê tông nhựa không được trùng với nếp gấp của lưới sợi thuỷ tinh
  • Máy rải bê tông nhựa và các phương tiện liên quan phải cẩn thận di chuyển trên bề mặt lưới để tránh lưới dịch chuyển. Xe tiếp vật liệu tránh không phanh gấp và quay đầu trên lưới vì có thể làm hỏng lưới.
  • Trong quá trình thảm bê tông nhựa chỉ trong trường hợp khẩn cấp xe máy mới được đi trên khu vực đã được lắp đặt lưới sợi thuỷ tinh, nếu quá trình xe máy đi mà có hiện tượng gợn sóng và xê dịch chuyển lớp lưới sợi thuỷ tinh thì phải dừng ngay thi công và điều chỉnh căng lại hoặc điều chỉnh thi công lại lớp dưới. Tuyệt đối không để lượn sóng xê dịch trong quá trình thi công bê tông nhựa dẫn đến lớp lưới sẽ mất tác dụng gia cường.

Lưới sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh

4. Xác định khối lượng và thanh toán

a. Xác định khối lượng
  • Khối lượng lưới sợi thuỷ tinh sẽ được đo đạc để thanh toán bằng m2 đã hoàn thiện theo như bản vẽ thi công đã duyệt và được Tư vấn giám sát chấp thuận. Khối lượng nằm ngoài phạm vụ thể hiện trên bản vẽ hoặc nằm ngoài phạm vi do Tư vấn giám sát chỉ định sẽ không được thanh toán
  • Khối lượng không phù hợp với bản vẽ. Quy định chỉ dẫn kỹ thuật phải dỡ bỏ và thay thế do lỗi thi công của Nhà thầu sẽ không được đo đạc, thanh toán

b. Thanh toán

  • Chỉ tiến hành đo đạc, xác định khối lượng để nghiệm thu đối với các hạng mục công việc có trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được duyệt (trừ trường hợp khối lượng phát sinh được chấp thuận của Chủ đầu tư)
  • Thanh toán: Căn cứ trên khối lượng thực tế thi công đã được nghiệm thu. Khối lượng này phải phù hợp với khối lượng trong bản vẽ thi công đã được duyệt. Thanh toán theo đơn giá đã được duyệt và căn cứ vào Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu thi công
  • Đối với khối lượng phát sinh sẽ được xử lý theo quy định hiện hành.
Thông tin liên hệ

Lưới sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh – Lưới sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh – Lưới sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh – Lưới sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh – Lưới sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh – Lưới sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh – Lưới sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh – Lưới sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh – Lưới sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh – Lưới sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh

Lưới sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh – Lưới sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh – Lưới sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh – Lưới sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh – Lưới sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh – Lưới sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh – Lưới sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh – Lưới sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh – Lưới sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo