Công ty TNHH Vật liệu mới Công trình INDECOM xin giới thiệu đến Quý Khách hàng bài viết giới thiệu Ngói bitum cho các mái nhà:
1. Tìm hiểu chung về ngói bitum phủ đá
a. Ngói bitum:
- Ngói Bitum hay còn gọi tấm lợp mái bitum do Công ty TNHH Vật liệu mới Công trình INDECOM phân phối là dòng mái ngói có nguồn gốc từ Châu Âu được nhiều người ưa chuộng sử dụng rộng rãi trên thế giới và mới du nhập vào thị trường vật liêu xây dựng Việt Nam trong những năm gần đây.
- Nhờ vào kiểu dáng, màu sắc đa dạng, độ bền cao; ngói Bitum phủ đá phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc từ cổ điển cho đến hiện đại nên những năm gần đây, mái ngói bitum đang là xu hướng thiết kế của nhiều công trình xây dựng nhà ở, khu nghỉ dưỡng, khách sạn được nhiều CĐT tin dùng.
b.Cấu tạo của ngói bitum phủ đá
- Ngói bitum phủ đá là loại ngói dạng tấm được cấu tạo từ 6 lớp:
- Lớp 1: Lớp phủ bề mặt, phủ đá: tạo màu sắc cho ngói thêm rực rỡ, có tác dụng giúp giảm hấp thụ nhiệt cho mái ngói, cách âm. Đồng thời trong quá trình sử dụng lớp đá xay giúp giảm thiểu rêu mốc, bụi bẩn góp phần tăng tuổi thọ của sản phẩm.
- Lớp 2: Lớp bitum với biến tính Polyme: Lớp này có đặc điểm bám dính tốt, tính ổn định cao và không bị mềm đi khi nung nóng. Vì thế nên có khả năng chống thấm tuyệt đối, chịu được ma sát cao, chống mài mòn và chịu lực tốt
- Lớp 3: Chất mang sợi thủy tinh: được xem là vật liệu cốt lõi. Ngói có độ bền càng tốt thì màng sợi thủy tinh càng nhiều. Ngoài ra còn có công dụng tản nhiệt, tăng khả năng cách nhiệt của ngói bitum
- Lớp 4: Lớp Bitum với biến tính Polyme: Lớp này có đặc điểm bám dính tốt, tính ổn định cao và không bị mềm đi khi nung nóng. Vì thế nên có khả năng chống thấm tuyệt đối, chịu được ma sát cao, chống mài mòn và chịu lực tốt
- Lớp 5: Lớp phủ bề mặt cát: Lớp này có công dụng tạo bề mặt nhám, chống trượt, làm cho ngói bitum bám chặt vào bề mặt mái nhà.
- Lớp 6: Lớp keo tự dính giúp ngói bitum có thể dính bám chặt trên bề mặt mái nhà.
c. Ưu, nhược điểm so với những loại ngói truyền thống
- Tấm lợp bitum có trọng lượng nhẹ hơn nhiều các loại ngói khác giúp quá trình vận chuyển trở nên dễ dàng hơn. Trọng lượng nhẹ sẽ giảm được áp lực lên khung xương lợp mái, dễ dàng thi công móc nối các chi tiết tạo nên sự liên kết vững chắc giữa các tấm lợp với nhau; Không cần xà gồ, mái đỡ như các loại ngói truyền thống, như thế giá thành ít hơn và thời gian thi công nhanh hơn hẳn mái ngói truyền thống.
- Cấu tạo của ngói bitum giúp cách nhiệt tốt hơn
- Ngói bitum phủ đá phù hợp với hầu hết các công trình kiến trúc, kể cả công trình kiến trúc có kết cấu phức tạp và độ dốc nhiều. Bên cạnh đó, ngói lợp bitum có nhiều mẫu mã phù hợp với đa số phong cách kiến trúc, loại hinh kiến trúc như nhà ở, nghỉ dưỡng, khách sạn, resort, quán cafe, nhà hàng,… Ngay đến cả những dáng mái có độ khó cao như mái hình trái cầu, mái vòm tròn, mái có độ dốc lớn, mái lượn sóng đều có thể sử dụng tấm bitum phủ đá.
- Ngói bitum sau khi thi công liên kết chặt chẽ với bề mặt bên dưới, giúp tăng tuổi thọ của mái nhà
- Có khả năng chống ồn tốt nhờ lớp đá xa tự nhiên phủ trên bề mặt
- Ngói bitum vô cùng thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe của con người. Vừa bền đẹp và ứng dụng cao trong xây dựng.
2. Biện pháp thi công ngói bitum
a. Công tác chuẩn bị.
- Chuẩn bị dụng cụ: Dao dọc giấy, thước, Búa, Kéo, Con lăn keo, Búa cao su, Súng bắn đinh
- Chuẩn bị vật tư:
- Keo bitum lỏng (chống thấm)
- Đinh hoặc vít chuyên dụng
- Màng chống thấm tự dính
b. Tiến hành thi công
- Xử lý bề mặt mái
- Dọn dẹp sạch sẽ bề mặt mái nhà, đảm bảo mái nhà bằng phẳng, khô ráo sẽ giúp tăng độ dính bám của ngói bitum với mái nhà, hiệu quả chống thấm được nâng cao.
- Quét lớp bitum chống thấm
- Lớp keo bitum được quét trước khi thi công dày khoảng 0,5 mm có tác dụng chống thấm và đảm bảo độ dính bám của ngói với bề mặt mái
- Xác định trục song song với mái
- Dùng thước dây kết hợp với búng mực hoặc căng dây để xác định trục song song khi lắp đặt ngói bitum. Giúp thợ thi công xác định được vị trí của mỗi tấm ngói, giảm thời gian và đảm bảo chất lượng thẩm mĩ thi công.
- Lắp đặt ngói bitum phủ đá
- Trình tự thi công ngói bitum là từ mép dưới cùng của mái lên trên đỉnh mái. Trước khi lắp đặt ngói bitum phải bóc lớp giấy bảo vệ ở mặt sau của ngói. Để nguyên tấm lợp và lật ngược mặt lại để làm tấm lót. Mục đích là để làm tăng chiều dày và tạo liên kết bám dính hàng đầu tiên tại vị trí mép của đuôi mái, giúp giữ chặt tấm lợp.
- Tiến hành lợp tấm lót vào mép dưới của phần mái. Sao cho song song với trục ngang và vuông góc với trục đứng đã xác định. Có thể đưa tấm lót dư ra bên ngoài mép mái một đoạn ≤ 30mm.
- Vị trí bắn đinh là chính giữa các đỉnh khe, cách đỉnh khe của ngói 2 cm xuống dưới.
- Tấm lợp lót đuôi mái có tác dụng chống thấm (hiện mao dẫn làm nước mưa thấm ngược lên trên) và giúp ổn định phần thân mái phía trên.
- Phần thân mái
- Lắp các tấm ngói sao cho các rãnh xen kẽ với nhau tạo hiệu ứng tường gạch
- Mép dưới cùng của tấm trên sẽ phải trùng với đỉnh khe của tấm phía dưới
- Đóng 5 vị trí đinh vào mỗi tấm (3 vị trí ở chính giữa đỉnh khe và cách đỉnh khe 2 cm hướng lên trên, 2 vị trí còn lại là biên cách mép ngoài cùng 2 cm và tạo với 3 vị trí còn lại 1 đường thẳng)
- Chú ý: Đinh đóng cố định ngói phải luôn đi qua 2 lớp (đinh đóng vào phải đi qua tấm phía trên và phía dưới liền kề nhau)
- Lắp các tấm ngói bitum ở các mặt của mái từ mép dưới của mái cho đến khi lên đến đỉnh.
- Lưu ý. Tấm lợp lớp ngói trên cần che đi các đinh đã vít ở lớp ngói dưới đảm bảo tính thẩm mỹ
- Phần diềm của mái.
- Là điểm kết thúc bên hông của mái. Nếu diềm mái kết thúc hoặc tiếp xúc ngoài trời và không có ốp diềm thì nên đưa ngói ra ngoài biên mái từ 10 – 20 mm.
- Biên ngoài cùng của diềm mái sẽ có 1 lớp chống thấm tự dính, tối thiểu rộng 150 mm tính từ mép diềm mái vào trong.
- Phần đỉnh mái
- Khi thi công đến phần đỉnh của mái, ta sẽ cắt các tấm ngói liền thành các phiến bằng nhau.
- Dùng đinh để cố định đầu tấm tiên, vị trí đóng đinh ở hai bên mép của phiến cách mép 50 mm
- Trừ tấm đầu tiên thì các tấm còn lại khi cố định bằng đinh, đinh đóng xuống sẽ đi qua 2 lớp (hoặc 3 nếu tấm lợp phần thân mái ở sát đỉnh mái) của phiến, đảm bảo độ chắc chắn và chống thấm.
- Rãnh giao của mái
- Ở các vị trí giao nhau của mái (tạo thành rãnh), dùng màng chống thấm tự dính dọc theo phần giao nhau (rãnh).
- Ngói bitum ở một bên mái sẽ được lắp vượt qua bên kia
- Ở phía rãnh giao nhau, bôi keo chuyên dụng giữa 2 lớp ngói đảm bảo chống thấm.
- Các vị trí giáp tường
- Vị trí giáp tường là rất quan trọng khi thi công tấm lợp bitum. Cần đảm bảo các chỗ giáp, đường rãnh không có khe hở để nước không thể thấm qua khe rãnh của mái bitum.
- Đối với tấm lợp sát mép tường, ta lợp phủ lên tường một đoạn cao 100mm. Sau đó dùng đinh thép để liên kết cố định vào tường.
- Tại chỗ giáp mí giữa tường và tấm lợp, dùng máy cắt gạch cắt một đường sâu 20mm. Sau đó dùng thanh V nhôm (20x20x1) đóng vào rãnh vừa cắt. Rồi dùng Silicon bịt kín các khe hở lại.
- Các vị trí giao với kết cấu của ngói.
- Các vị trí giao mái như giao mái với cửa sổ, ống khói, … khá đặc biệt, phức tạp. Lúc này chúng ta cần tìm đến các đơn vị tư vấn chuyên sâu để có kỹ thuật đối với từng loại giao mái khác nhau.
c. Một số lưu ý khi thi công
- Thi công ngói bitum trong điều kiện thời tiết khô ráo
- Bề mặt mái thi công phải bằng phẳng. Nếu bề mặt mái làm bằng bê tông sỏi đá, có nhiều chỗ lồi lõm trên bề mặt, có thể tráng thêm 1 lớp vữa mỏng để đảm bảo độ bằng phẳng của mái
- Bề mặt mái thi công phải luôn đảm bảo sạch sẽ và khô ráo
- Đinh hoặc vít cố định ngói phải là loại chuyên dụng, chống rỉ sét.
Thông tin liên hệ
- Hotline Mr Đức: 0988.989.695 (Zalo, Viber)
- Email: ducpq.indecom@gmail.com
- Facebook: https://www.facebook.com/VatLieuMoiINDECOM
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/INDECOMCOMPANY
- Tiktok: www.tiktok.com/@indecom.com.vn
Ngói bitum cho các mái nhà – Ngói bitum cho các mái nhà – Ngói bitum cho các mái nhà – Ngói bitum cho các mái nhà – Ngói bitum cho các mái nhà – Ngói bitum cho các mái nhà – Ngói bitum cho các mái nhà – Ngói bitum cho các mái nhà – Ngói bitum cho các mái nhà – Ngói bitum cho các mái nhà – Ngói bitum cho các mái nhà