Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh là gì

5/5 - (1 bình chọn)

Công ty TNHH Vật liệu mới Công trình INDECOM xin gửi đến Quý Khách hàng bài viết giới thiệu về sản phẩm: Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh là gì?

  1. SẢN PHẨM VẢI ĐỊA KỸ THUẬT CỐT SỢI THỦY TINH

       a. Định nghĩa
  • Vải địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh là một loại vật liệu địa tổng hợp mới, được làm từ sợi thủy tinh. Sản phẩm này áp dụng kỹ thuật dệt độc đáo, nó được phủ một dung dịch đặc biệt. Sợi thủy tinh cấu tạo có sức căng mạnh mẽ. Nó phần lớn có thể làm tăng khả năng chịu lực của mặt đất và kéo dài tuổi thọ của kết cấu áo đường. Vật liệu này có độ bền kéo cao và hiệu suất chống mài mòn tốt. Nó phù hợp để gia cố đất mềm, xi măng, bê tông, nhựa đường, v.v.

Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh là gì

       b. Cấu tạo
  • Lưới địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh được làm từ các chất tổng hợp: như Polypropylen (PEP), Polyester (PE) hay bằng Polyetylen-Teretalat PET kết hợp với các sợi cốt thủy tinh.
  • Các loại vật liệu này được kết thành nhiều bó sợi liên kết với nhau, và nhiều bó sợi liên kết thành các trục, đan vào với nhau tạo thành hệ thống ô lưới. Hệ thống này có cường độ liên kết thành hai hoặc ba trục, tùy theo cấu tạo của sản phẩm.
       c. Thông số kỹ thuật
  • Các thông số kỹ thuật yêu cầu của loại Lưới địa kỹ thuật cốt sợi thủy tinh FG100:
  • Cường độ chịu kéo khi đứt theo phương dọc: 100 kN/m
  • Cường độ chịu kéo khi đứt theo phương ngang: 100kN/m
  • Độ giãn dài khi đứt theo phương dọc: ≤ 3% ( +0.5%)
  • Độ giãn dài khi đứt theo phương ngang: ≤ 3% ( +0.5%)
       d. Công dụng
  • Trọng lượng nhẹ, độ bền kéo cao, mô đun cao, độ giãn dài thấp và độ dẻo dai tốt.
  • Chống ăn mòn, không bị rão lâu dài, tuổi thọ cao.
  • Ổn định vật lý và hóa học tốt và ổn định nhiệt tốt.
  • Nhiệt độ nóng chảy cao (< 1000ºC).
  • Chống nứt do mỏi, theo dõi nhiệt độ cao và nứt do co ngót ở nhiệt độ thấp.
  • Trì hoãn và giảm phản xạ vết nứt của kết cấu áo đường.
  1. ỨNG DỤNG

  • Củng cố kết cấu của mặt đường bê tông nhựa cũ.
  • Đặt tại các khe co giãn của mặt đường bê tông xi măng, có tác dụng chống nứt cho các khe co giãn và kết cấu của loại mặt đường này.
  • Gia cường cho lớp áo đường xây mới, chống nứt phản ảnh và vết hằn lún của bánh xe.
  • Nó được sử dụng trong xử lý gia cố nền đất yếu, thuận lợi cho việc tách nước và bê tông hóa đất mềm, hạn chế bồi lắng hiệu quả. Phân bố đều và nâng cao cường độ chung của nền đường.
  1. THI CÔNG

       a. Bảo quản và vận chuyển
  • Lưới sợi thủy tinh sử dụng cho công tác bê tông nhựa sẽ được bao gói, vận chuyển tới công trường, xử lý và lưu giữ theo các khuyến nghị của nhà sản xuất bảo đảm tất cả các yêu cầu an toàn và phòng ngừa hư hại sản phẩm. Lưới sợi thủy tinh được cuộn thành từng cuộn để tiện vận chuyển và bảo vệ chống lại ảnh hưởng của thời tiết. Khi nhận hàng phải kiểm tra để loại bỏ các cuộn hư hỏng.
  • Nền của kho chứa lưới sợi thủy tinh phải bằng phẳng, khô ráo, sạch sẽ. Khi bảo quản có thể chồng 3 cuộn trên đỉnh của đáy. Về mùa nóng nên rải các cuộn song song với nhau để chúng không bị biến dạng.
  • Bảo quản lưới sợi thủy tinh tránh tia cực tím, nơi có độ ẩm cao, sương giá và mưa. Khi vận chuyển đến hiện trường, các cuộn lưới sợi thủy tinh không được biến dạng hoặc hư hỏng.
       b. Điều kiện thi công

Bề mặt trước khi rải lưới sợi thủy tinh phải:

  • Khô, sạch và không bị bụi bẩn.
  • Bề mặt được chuẩn bị phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo liên kết tốt giữa lưới sợi thủy tinh và lớp cấp phối đá dăm gia cố xi măng, bê tông nhựa.
       c. Thi công

Để đảm bảo dính bám tốt, lưới sợi thủy tinh phải được bảo quản trong môi trường không có bụi bẩn và giữ khô ráo tại hiện trường.

  • Tưới nhựa dính bám đảm bảo cho độ dính bám tốt nhất, lượng nhựa dính bám tiêu chuẩn trên bề mặt cần trải lưới là 1.5 kg/m2 khi trải trên lớp cấp phối đá dăm gia cố xi măng và 1,0 kg/m2 khi trải trên lớp bê tông nhựa. Lượng nhựa này cần điều chỉnh sao cho phù hợp với tình trạng lớp dưới để đảm bảo lưới dính bám tốt nhất.
  • Lưới sợi thủy tinh phải được rải trên bề mặt bằng phẳng và không có vết gấp. Khi bắt đầu rải phải cố định đầu cuộn lưới với bề mặt lớp dưới theo chỉ dẫn của Nhà sản xuất, dưới sự giám sát chặt chẽ và hướng dẫn của đại diện kỹ thuật của nhà sản xuất và sự chấp thuận của tư vấn giám sát.
  • Trải cuộn lưới sợi thủy tinh bằng thủ công hoặc bằng máy.
  • Đặt cuộn lưới trên trực đường rải. Chú ý đặt thẳng từ đầu để tránh cong, oằn lưới khi điều chỉnh vì nó có thể tạo ra nếp gấp trên lưới.
  • Các lớp lưới sợi thủy tinh chồng mí theo phương ngang từ 100-200mm. chồng mí theo phương dọc từ 200-300mm. Phun thêm nhựa dính bám tại các lớp chồng tối thiểu 0,15kg/m2, đảm bảo các mối nối phải được ép chặt.
  • Bất kỳ lớp nối chồng theo phương ngang hoặc phương dọc đều phải được cố định để không bị xê dịch trong lúc thi công.
  • Tại vị trí đầu, cuối của 2 lớp lưới đặt cạnh nhau kết hợp với 2 lớp lưới mới đặt cạnh nhau tạo thành một lớp chồng có 4 lớp lưới, thì phải cắt bỏ 2 lớp lưới.
  • Trải lưới sao cho khít và phẳng, có thể trải đều để lưới gắn xuống mặt đường, hoặc dùng máy trải lưới.
  • Có thể dùng chổi sợi ni lông miết để dính lưới xuống mặt lớp dưới.
  • Đối với đoạn cong hẹp nên gấp nhiều nếp nhỏ trong lưới, cắt và cán phẳng. Với đoạn đường quá cong như vòng xuyến thì việc trải lưới cần phải được thực hiện bởi thợ với tay nghề cao, thực hiện cẩn thận để đảm bảo lưới phải phẳng.
  • Khỉ trải lưới sợi thủy tinh hết chiều dài thiết kế thì dùng máy cắt hoặc dao chuyên dụng cắt lưới.
  • Sau khi rải xong lưới sợi thủy tinh tiến hành thảm bê tông nhựa theo thiết kế.
       d. Kiểm tra độ dính bám của lưới sợi thủy tinh với lớp cấp phối đá dăm gia cố xi măng hoặc bê tông nhựa.
  • Công tác kiểm tra này được kiểm tra theo xác suất nghi ngờ các vị trí rải lưới sợi thủy tinh chưa đạt yêu cầu về độ căng kéo. Cách kiểm tra tuân theo hướng dẫn của Nhà sản xuất. Nếu kiểm tra độ dính bám không đảm bảo thì phải tiến hành căng kéo và rải lại.
       e. Các chú ý quan trọng.
  • Người công nhân phải đeo găng tay khi thi công lưới sợi thủy tinh.
  • Lưới sợi thủy tinh được trải không có nếp gấp và sóng.
  • Điểm nối bê tông nhựa không được trùng với vết gấp trong các cuộn lưới.
  • Khớp nối giữa các vệt rải bê tông nhựa không được trùng với nếp gấp của lưới sợi thủy tinh.
  • Máy rải bê tông nhựa và các phương tiện liên quan phải cẩn thận di chuyển trên bề mặt lưới để tránh lưới dịch chuyển. Xe tiếp vật liệu tránh không phanh gấp và quay đầu trên lưới vì có thể làm hỏng lưới.
  • Trong quá trình thảm bê tông nhựa chỉ trong trường hợp khẩn cấp xe máy mới được đi trên khu vực đã được lắp đặt lưới sợi thủy tinh, nếu quá trình xe máy đi mà có hiện tượng gợn sóng và xê dịch chuyển lớp lưới sợi thủy tinh thì phải dừng ngay thi công và điều chỉnh căng lại hoặc điều chỉnh thi công lại lớp dưới. Tuyệt đối không để lượn sóng xê dịch trong quá trình thi công bê tông nhựa dẫn đến lớp lưới sẽ mất tác dụng gia cường.

 

Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh là gì – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh là gì – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh là gì – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh là gì – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh là gì – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh là gì – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh là gì

Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh là gì – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh là gì – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh là gì – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh là gì – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh là gì – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh là gì – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh là gì – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh là gì

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo