Bấc thấm là gì? Ứng dụng của bấc thấm
Bấc thấm trong xử lý nền đất yếu: là vật liệu được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về loại vật liệu này nếu không phải là dân chuyên môn trong ngành. Bài viết sau đây sẽ giúp làm rõ bấc thấm là gì, chúng được cấu tạo ra sao và ứng dụng như thế nào trong các công trình xây dựng.
Tìm hiểu bấc thấm là gì?
Bấc thấm được mô tả như một cái ống dẹp dẫn nước từ dưới lòng đất lên mặt đất. Hoặc cũng có thể hiểu nó là một ống dẹp dẫn nước theo phương ngang trên mặt đất. Đây là một vật liệu được phát hiện tình cờ tương tự như vị kỹ sư Fazlur Rahman xây dựng Nhà chọc trời ở Chicago vào những năm 1960. Bấc thấm được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng hiện nay. Mục đích của nó là thoát nước, đồng thời giúp gia tăng sự liên kết ổn định của nền móng.
>>> Xem thêm: Bạt chống thấm HDPE
Cấu tạo của bấc thấm bao gồm hai lớp cơ bản:
- Bên trong: Lớp lõi thoát nước được cấu thành từ hạt nhựa PP, gồm có nhiều rãnh nhằm tăng hiệu quả thoát nước.
- Bên ngoài là lớp áo lọc hay còn gọi là lớp vỏ lọc bằng vải địa kỹ thuật không dệt. Chúng được cấu thành từ sợi PP hoặc PET 100% không chứa bất kỳ chất kết dính nào. Đặc biệt, lớp áo bên ngoài này còn có tính thấm cao, lỗ vải kích thước siêu nhỏ giúp ngăn cách giữa các hạt sét nhỏ xâm nhập vào phía bên trong lõi làm tắc đường dẫn.
Cấu tạo cơ bản của bấc thấm
Các loại bấc thấm
Hiện nay có 2 loại bấc thấm được sử dụng chủ yếu đó là: bấc thấm đứng và bấc thấm ngang. Cụ thể cách thức hoạt động của nó như sau:
- Bấc thấm đứng: Loại này hoạt động theo phương dọc. Nó được thiết kế như một ống dẫn nước ngầm từ dưới lòng đất lên bề mặt theo chiều đứng. Chiều rộng của loại bấc thấm này thường là 10cm và có độ dày từ 0,5 đến 0,7cm.
- Bấc thấm ngang: Đây là loại bấc thấm hoạt động theo phương ngang. Thiết kế của nó như một ống dẫn nước dẹp dùng để thoát nước theo phương ngang trên mặt đất. Bấc thấm ngang có bản rộng từ 15cm trở lên và độ dày từ 0,5cm đến 0,8cm.
Bấc thấm có 2 loại chính là: bấc thấm đứng và bấc thấm ngang
Những ứng dụng bấc thấm
Sau khi hiểu được bấc thấm là gì, bạn sẽ hình dung rõ hơn về công dụng cũng như ứng dụng của bấc thấm. Bấc thấm được ứng dụng phổ biến trong mọi công trình xây dựng. Với mỗi công trình, bấc thấm sẽ có công dụng khác nhau. Cụ thể như:
Thoát nước cho các công trình xây dựng
Đây được xem là công dụng chủ yếu và quan trọng nhất của bấc thấm. Vật liệu này nhất định không thể thiếu khi tiến hành thi công xây dựng công trình. Sử dụng bấc thấm trong các công trình giúp thoát nước một cách hiệu quả.
Gia cố đất nền yếu, giúp ổn định đất nền
Các loại bấc thấm đứng được sử dụng rộng rãi chủ yếu trong công trình gia cố nền đất. Tính năng tiện dụng của bấc thấm giúp giảm thiểu thời gian thi công, đồng thời tăng 95% độ ổn định dài hạn cho nền đất yếu. Đây là bước đệm tạo điều kiện cho quá trình ổn định tự nhiên của đất ở giai đoạn sau.
Bên cạnh đó, bấc thấm đứng còn được ứng dụng để xây dựng các công trình giao thông có tải trọng lớn như: đường cao tốc, đường băng sân bay, đường dẫn đầu cầu, đường sắt, bến cảng, kho bãi, kho xăng dầu…
Bấc thấm ngày càng được sử dụng phổ biến trong các công trình, kết cấu hạ tầng
Xử lý môi trường
Một ứng dụng không kém phần quan trọng của bấc thấm đó là xử lý môi trường. Thông thường, tại những khu vực chôn lấp rác thải, nền đất rất nhão, yếu và luôn trong tình trạng ô nhiễm. Lúc này, sử dụng bấc thấm sẽ giúp làm sạch các khu vực đất bị ô nhiễm đó nhờ vào công nghệ hút chân không và hút nước ngầm thấm qua các lớp đất bị ô nhiễm. Từ đó, bấc thấm mang theo các chất ô nhiễm lên bề mặt để tiến hành xử lý.
Hy vọng qua những thông tin được cung cấp trong bài viết, bạn đã hiểu rõ bấc thấm là gì. Có thể thấy việc sử dụng bấc thấm để xử lý đất nền yếu cũng như thoát nước trong các công trình xây dựng hiệu quả hơn rất nhiều so với các biện pháp truyền thống như đắp gia tải hay giếng cát. Hơn nữa, giá thành của vật liệu này cũng khá rẻ và dễ dàng thi công. Do đó, bấc thấm ngày càng được các đơn vị thiết kế và nhà đầu tư ưa chuộng.