Thi công bấc thấm

5/5 - (2 bình chọn)

Thi công bấc thấm

Quy trình thi công bấc thấm

Thi công bấc thấm: Bấc thấm là một trong những vật liệu địa kỹ thuật không thể thiếu trong các công trình thi công xây dựng. Bấc thấm có phát huy công dụng tốt nhất hay không phụ thuộc khá nhiều vào quy trình thi công cắm bấc thấm. Vậy tiêu chuẩn thi công bấc thấm là gì? Quy trình thi công bấc thấm được tiến hành ra sao? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết ngay trong bài viết sau.

Tại sao nên sử dụng bấc thấm để thi công công trình xây dựng, kết cấu hạ tầng?

Hiện nay, việc sử dụng bấc thấm để gia cố đất nền yếu hay ổn định đất nền đã dần thay thế cho các biện pháp truyền thống như đắp gia tải hoặc giếng cát. Bởi lẽ, vật liệu bấc thấm mang đến nhiều lợi thế thi công như:

  • Bấc thấm là vật liệu được sản xuất công nghiệp nên có giá thành rẻ. Tuy nhiên, độ bền của vật liệu cao, hạn chế tối đa nguy cơ đứt gãy trong quá trình thi công. Do đó, chi phí thi công tổng thể thấp.
  • Tốc độ của quy trình thi công cắm bấc thấm rất nhanh, giúp rút ngắn tiến độ thi công (thời gian cố kết đất nhờ sử dụng bấc thấm nhanh hơn so với biện pháp truyền thống).
  • Các thiết bị thi công và công tác quản lý chất lượng khi thi công đơn giản.
  • Độ ồn và độ rung không đáng kể trong quá trình thi công.

Thi công bấc thấm

Bấc thấm giúp gia cố đất nền yếu và ổn định đất nền hiệu quả

Quy trình thi công cắm bấc thấm – biện pháp thi công bấc thấm đạt chuẩn

Tiêu chuẩn thi công bấc thấm được áp dụng bởi TCVN 9355:2012 – Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước. Chất lượng của công trình (hiệu quả thoát nước) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình thi công, đặc biệt là thi công bấc thấm đứng. Dưới đây là quy trình thi công cắm bấc thấm chi tiết.

Chuẩn bị mặt bằng thi công

Mặt bằng thi công đạt chuẩn sẽ tạo điều kiện cho quá trình thi công diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao. Công tác chuẩn bị mặt bằng cần chú trọng đến yếu tố kiểm định địa chất và xác định các yêu cầu về mặt bằng trước khi tiến hành thi công cắm bấc thấm. Bởi có những loại mặt bằng không cần sử dụng đến biện pháp bấc thấm như đất đóng băng hay mặt bằng nền đá.

Theo đó, chỉ thực hiện biện pháp cắm bấc thấm trong trường hợp mặt bằng đã đảm bảo các yêu cầu. Cụ thể là:

  • Toàn bộ mặt bằng phải sở hữu cao độ lớn hơn cao độ ngập nước tại khu vực thi công là 1m.
  • Mặt bằng thi công phải vững chắc, ổn định, không bị lún lầy. Độ dốc của mặt bằng là 0.5%.

Mặt bằng thi công cắm bấc thấm

Mặt bằng thi công cắm bấc thấm

Định vị mặt bằng thi công

Đây được xem là chỉ tiêu rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến các thông số ổn định nền sau này. Dựa trên bản vẽ đã được thiết kế chi tiết, các cột mốc được đánh dấu và định vị trước khi tiến hành thi công. Theo đó, mốc cho các trục chính được làm từ chất liệu thép ф20 có chiều dài chôn sâu 1m và nhô cao hơn mặt đất 7.5cm. Chúng được bao bọc bởi khối bê tông có kích thước là 300 x 300 x 300cm.

Trang bị vật tư và công nghệ thi công

Các tiêu chuẩn cần đảm bảo liên quan đến vật tư và công nghệ thi công cắm bấc thấm cụ thể là:

Chất lượng bấc thấm

Phần vỏ lọc bấc thấm cần phải đạt các yêu cầu như sau:

  • Kích thước lỗ vỏ lọc: O95­ £ 75mm.
  • Hệ số thấm: 1×10-4m/s.

Đồng thời, bấc thấm cần phải đạt một số chỉ tiêu cơ lý như:

  • Cường độ chịu kéo không dưới 1,6kN.
  • Độ giãn dài (cặp hết chiều rộng bậc thấm): > 20%.
  • Độ giãn dài với lực 0,5kN < 10%.

Bấc thấm trước khi sử dụng cho công trình thi công phải được bảo quản cẩn thận, tránh việc tiếp xúc trực tiếp với các tia cực tím nhiều ngày.

Thiết bị thi công

Các thiết bị thi công bấc thấm chuyên biệt phải đảm bảo một số đặc trưng kỹ thuật như:

  • Trục tâm sử dụng để lắp đặt bấc thấm có tiết diện 60mm x 120mm. Dọc trục phải có vạch chia đến cm để tiện theo dõi chiều sâu ấn bấc thấm. Đồng thời cần có dây dọi hoặc thiết bị con lắc để thường xuyên kiểm tra độ thẳng đứng.
  • Máy cần phải đảm bảo lực ấn đủ lớn để cắm bấc thấm đến độ sâu thiết kế:
    • Tốc độ ấn lớn nhất đạt 65m/phút.
    • Tốc độ kéo lên lớn nhất đạt 105m/phút.
  • Máy phải được trang bị đầy đủ bộ phận, thiết bị điều chỉnh tốc độ ấn bấc thấm, rút cọc tiêm lên mà không gây tổn hại tới đất tự nhiên và với bấc thấm.
  • Máy cần được đảm bảo độ vững chắc và ổn định khi làm việc trong mọi điều kiện có thể.

>> Xem thêm: Giá bạt chống thấm HDPE

Trang bị đầy đủ các thiết bị thi công cắm bấc thấm

Trang bị đầy đủ các thiết bị thi công cắm bấc thấm

Quy trình thi công

Trước khi bước vào giai đoạn thi công chính thức, đơn vị thi công cần phải tổ chức thi công thí điểm trong phạm vi đủ để máy di chuyển 2 – 3 lần khi thực hiện thao tác ấn bấc thấm. Khi quy trình thi công thí điểm đạt yêu cầu thì quy trình thi công đại trà mới được tiến hành.

Tùy vào quy mô của công trình thi công mà có thể quyết định chọn một hoặc nhiều máy thi công cùng lúc. Trong quá trình di chuyển, máy không được đè chồng chéo lên những bấc thấm đã thi công.

Kỹ thuật thi công cắm bấc thấm cụ thể như sau:

  • Tiến hành định vị tất cả các điểm cần cắm bấc thấm bằng máy đo đạc thông thường theo hàng dọc và hàng ngang. Quá trình định vị cần tuân thủ đúng với đồ án đã thiết kế, đánh dấu vị trí định vị.
  • Đưa máy ấn bấc thấm vào các vị trí đã được đánh dấu. Xác định vạch xuất phát trên trục tâm dựa theo dây dọi treo hoặc thiết bị con lắc.
  • Lắp bấc thấm vào trục tâm, sau đó điều khiển máy đưa đầu trục tâm đến vị trí đặt bấc thấm.
  • Gắn đầu neo vào bấc thấm, trong đó chiều dài bấc được gấp lại tối thiểu 30cm và dùng ghim thép để ghim lại.
  • Tiến hành ấn trục tâm đã lắp bấc thấm đến độ sâu như thiết kế với tốc độ đảm bảo trong phạm vi 0,15 – 0,6m/giây. Sau khi hoàn thành quá trình cắm bấc thấm, kéo trục tâm lên. Khi đó, đầu neo sẽ giữ bấc thấm lại dưới đất. Đến khi trục tâm được kéo lên hết, dùng kéo cắt bấc thấm sao cho còn lại 20cm đầu bấc nhô lên trên lớp đệm rồi di chuyển sang vị trí kế tiếp.

Kỹ thuật thi công cắm bấc thấm

Kỹ thuật thi công cắm bấc thấm

Kiểm tra và nghiệm thu công trình

Công tác kiểm tra luôn tiến hành song song với quá trình thi công cắm bấc thấm bằng thước thủy NIVO. Trường hợp gặp khó khăn khi cắm bấc thấm cần được kiểm tra và giải quyết ngay lập tức. Đặc biệt phải kiểm tra kỹ lưỡng phương thẳng đứng của trục tâm so với dây dọi. Trong đó, sai số cho phép theo phương thẳng đứng của trục là 5cm/1m.

Cuối cùng là bước nghiệm thu công trình. Công tác nghiệm thu bao gồm việc kiểm tra vị trí, kích thước và số lượng bấc thấm còn chừa lại trên mặt đất.

Trên đây, INDECOM vừa giúp khách hàng tìm hiểu chi tiết về quy trình thi công bấc thấm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các đơn vị nhà thầu trong việc thi công các công trình xây dựng, kết cấu hạ tầng.

Thi công bấc thấm – Thi công bấc thấm – Thi công bấc thấm – Thi công bấc thấm – Thi công bấc thấm – Thi công bấc thấm – Thi công bấc thấm – Thi công bấc thấm – Thi công bấc thấm – Thi công bấc thấm – Thi công bấc thấm

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo