Nhà vệ sinh là nơi thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước trong các hoạt động hằng ngày như tắm rửa, giặt giũ nên luôn trong tình trạng ẩm ướt. Vì vậy rất cần đến thao tác xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng loại màng chống thấm để đảm bảo kết cấu và tính thẩm mỹ của công trình. Tham khảo chi tiết về vấn đề xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng loại màng chống thấm trong nội dung bài viết sau đây!
Nguyên nhân gây thấm nhà vệ sinh
Trước khi tìm hiểu quy trình xử lý chống thấm nhà vệ sinh, hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này.
Cống thoát nước bị hỏng
Vấn đề này có thể xảy ra trong quá trình thi công, người thợ đã không bịt kín miệng cống, khiến nước xả ra bị rò rỉ và thấm xuống sàn nhà.
Hệ thống ống dẫn nước bị rò rỉ:
Ống nước kém chất lượng, người thợ thiết kế van tiếp nối không chặt hoặc thời tiết thay đổi thường xuyên gây nứt, vỡ cũng khiến hệ thống này bị rò rỉ.
Mặt sàn nhà vệ sinh không được xử lý chống thấm:
Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây thấm nhà vệ sinh. Người thợ vì thiếu kinh nghiệm hoặc làm qua loa ở hạng mục này mà bỏ qua khâu xử lý chống thấm, giữa các viên gạch có khoảng trống to hay không đảm bảo độ dốc để nước thoát. Điều này làm nước tích tụ lâu ngày trên bề mặt sàn, thấm xuống dưới, gây hỏng kết cấu, nấm, mốc, mất thẩm mỹ.
Nước mưa ngấm:
Trong quá trình hoàn thiện công trình, nếu nhà thầu không tiến hành xử lý chống thấm cho nội, ngoại thất thì vấn đề thấm nước mưa là đương nhiên. Qua một thời gian dài như thế, tường sẽ bị loang lổ, phồng rộp hay thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu công trình.
Ngoài ra còn khá nhiều yếu tố khác gây thấm nhà vệ sinh, tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào đi nữa thì việc xử lý kịp thời khi phát hiện là rất quan trọng. Bởi nếu để lâu, tường, trần nhà bên dưới nhà vệ sinh sẽ bị loang lổ, ẩm mốc, gây mùi khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Hơn nữa, tình trạng thấm sàn nhà vệ sinh kéo dài cũng làm kết cấu sàn, dầm bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tham khảo một số hạng mục cần kiểm tra trước khi thực hiện xử lý chống thấm nhà vệ sinh trong nội dung tiếp theo.
Có nhiều nguyên nhân gây thấm nhà vệ sinh như hệ thống ống nước bị rò rỉ, mặt sàn xử lý không đúng cách,…
Các hạng mục cần kiểm tra trước khi thực hiện quy trình xử lý chống thấm nhà vệ sinh
Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thấm sàn nhà vệ sinh nhưng đối với những khách hàng chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức sẽ rất khó xác định chính xác. Vì vậy, khách hàng hãy lần lượt kiểm tra từng hạng mục, điều này có thể giúp “bắt bệnh” tốt hơn và đưa ra phương án xử lý chống thấm nhà vệ sinh phù hợp nhất.
Cống thoát nước sàn
Nứt, vỡ cống thoát nước sàn là một trong những nguyên nhân gây thấm, vì vậy, trước khi bắt tay vào thực hiện quy trình, khách hàng nên kiểm tra hạng mục này trước tiên. Hãy dành thời gian quan sát vị trí thấm hoặc nhờ kỹ sư, nhà thầu có kinh nghiệm để tìm ra điểm nứt, vỡ, rò rỉ cống thoát nước.
Hệ thống đường ống nước
Tương tự như cống thoát nước, hệ thống cấp nước cũng cần được kiểm tra để có hướng xử lý chống thấm nhà vệ sinh kịp thời.
Mặt sàn nhà vệ sinh
Kiểm tra xem vị trí tiếp giáp giữa các viên gạch đã được trám kỹ bằng xi măng trắng hay chưa. Ngoài ra, khách hàng cũng nên kiểm tra độ dốc của sàn đã được thiết kế hay chưa bằng cách xả một lượng nước rồi quan sát, nếu không thoát hết hoàn toàn mà còn đọng lại, chứng tỏ nhà thầu đã thực hiện sai kỹ thuật của hạng mục này.
Kết cấu tường, trần nhà vệ sinh
Kiểm tra xem kết cấu tường, trần nhà vệ sinh có đủ dày dặn, nứt, vỡ gì không. Nếu phát hiện khe nứt thì cần xử lý ngay.
Sau khi đã kiểm tra các hạng mục cơ bản trên, khách hàng nên tiến hành xử lý chống thấm nhà vệ sinh ngay. Nếu để quá lâu sẽ làm tăng độ khó khi xử lý, tốn kém nhiều thời gian, chi phí sửa chữa về sau.
Kiểm tra trước tình trạng thấm để có hướng xử lý kịp thời
Quy trình xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm tại INDECOM
Có rất nhiều cách để xử lý chống thấm nhà vệ sinh như ốp gạch, tráng xi măng, thế nhưng phương pháp sử dụng màng chống thấm lại trở nên được ưa chuộng và khá phổ biến trong thời gian gần đây.
Màng chống thấm được ứng dụng rộng rãi trong xử lý mái nhà, sân thượng và đặc biệt là sàn nhà vệ sinh. Đây là loại vật liệu thế hệ mới, mang đặc tính chống thấm nước cực cao, bền bỉ, linh hoạt, có thể co, giãn theo nhiệt độ. Đặc biệt, có thời gian sử dụng rất lâu và dễ dàng trong thi công.
Màng chống thấm cơ bản được chia làm hai loại chính đó là tự dính và khò nóng. Cùng tìm hiểu về quy trình xử lý chống thấm nhà vệ sinh của từng loại cụ thể trong nội dung tiếp theo!
Xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm tự dính
- Bước 1: Vệ sinh bề mặt trước khi tiến hành chống thấm. Đối với sàn nhà vệ sinh đã ốp gạch, khách hàng có thể dán đè lên hoặc dỡ toàn bộ gạch lên và tiến hành xử lý chống thấm lại từ đầu.
- Bước 2: Quét một lớp sơn bitum (nhựa đường) dạng lỏng để tạo bề mặt dính.
- Bước 3: Dán màng chống thấm tự dính lên bề mặt.
- Bước 4: Thử nước và nghiệm thu kết quả.
Ưu điểm của cách xử lý chống thấm này đó là thời gian thi công cực kỳ nhanh và đơn giản.
Xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng loại màng chống thấm
Xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng loại màng chống thấm (màng khò nóng)
- Bước 1: Làm sạch bề mặt sàn nhà vệ sinh trước khi tiến hành chống thấm.
- Bước 2: Dùng đèn khò khí gas để làm nóng mặt sàn trước khi quét sơn bitum.
- Bước 3: Quét đều một lớp sơn bitum lên bề mặt.
- Bước 4: Tiếp tục dùng đèn khò để làm nóng chảy lớp nhựa bitum rồi dán ngay xuống mặt sàn. Chú ý là đốt nhựa chảy lỏng đến đâu thì lăn để dán màng đến đó, tránh để nguội sẽ bị cứng trở lại.
- Bước 5: Sau khi trải xong màng khò nóng chống thấm, khách hàng nên thực hiện bước cuối cùng đó là tráng xi măng hoặc lát gạch để bảo vệ bề mặt phía trên.
- Bước 6: Thử nước và tiến hành nghiệm thu.
Đối với cả hai phương pháp, khách hàng cần đặc biệt lưu ý đến vị trí cống thoát nước, cần dán màng thật kỹ để tránh bị thấm ra xung quanh. Sử dụng thêm gioăng cao su giãn nở để ngăn không cho nước bị rò rỉ. Ở vị trí tiếp giáp giữa sàn với tường thì nên dán màng cao lên từ 15 đến 20cm để đảm bảo không có kẽ hở, gây rò rỉ nước.
Nên mua màng xử lý chống thấm nhà vệ sinh ở đâu?
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp sản phẩm màng xử lý chống thấm nhà vệ sinh với nhiều mức giá và chất lượng khác nhau, điều này khiến khách hàng khá phân vân trong việc lựa chọn.
Hiểu được điều đó, INDECOM đã đem đến nhiều sản phẩm màng chống thấm cao cấp giúp khắc phục vấn đề nhanh chóng, hiệu quả, giá cả lại phải chăng.
- Các loại màng chống thấm tại INDECOM đều có thể ứng dụng tốt trong các công trình lớn, nhỏ như nhà vệ sinh, sân thượng, sàn mái, tầng hầm hay bể bơi. Bên cạnh đó, còn được dùng nhiều trong việc xây dựng và hoàn thiện nhà xưởng trong khu chế xuất, kho chứa chất lỏng, nhà máy lọc dầu, khu dân cư,…
- Thời gian thi công các loại màng xử lý chống thấm nhà vệ sinh của INDECOM rất nhanh chóng, bảo vệ tối đa cho bề mặt sàn, trần nhà nhờ khả năng chịu nhiệt, có thể co, giãn khi gặp thời tiết thay đổi thất thường.
- Tuổi thọ của công trình sau khi được thi công màng chống thấm đều rất lâu, có thể lên đến hàng chục năm.
- Đặc biệt, giá thành các sản phẩm và giải pháp chống chấm tại INDECOM cực kỳ phải chăng, phù hợp với túi tiền của mọi khách hàng, chủ đầu tư.
Xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng loại màng chống thấm Polytiles của INDECOM
>>> Xem thêm: Công dụng cửa bạt hdpe lót hồ xử lý nước thải
Vấn đề xử lý chống thấm nhà vệ sinh rất quan trọng bởi nếu để tình trạng này kéo dài, tính thẩm mỹ và kết cấu dầm, tường sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một công trình dù là nhà ở hay công nghiệp đều cần có thời gian sử dụng lâu dài, vì vậy, ngoài đáp ứng thiết kế kiến trúc, hoàn thiện về mặt thẩm mỹ thì các vấn đề chống thấm nội, ngoại thất cũng cần được quan tâm đặc biệt. Với các thông tin và giải pháp chống thấm được giới thiệu trong bài viết trên, hy vọng khách hàng sẽ có nhiều kinh nghiệm hữu ích. Liên hệ ngay cho INDECOM để được tư vấn và báo giá về các giải pháp xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng loại màng chống thấm Polytiles