Màng HDPE ứng dụng trong nông nghiệp là giải pháp phổ biến được áp dụng tại các dự án, công trình làm hồ chứa nước, trồng rau sạch, các trang trại, hồ nuôi trồng thủy sản, dự án xử lý chất thải nông nghiệp. Cùng tham khảo tư vấn mục đích sử dụng và những ứng dụng nổi trội của sản phẩm này trong bài viết dưới đây!
Màng HDPE nông nghiệp
Các ứng dụng của màng chống thấm HDPE trong nông nghiệp
Màng HDPE ứng dụng trong nông nghiệp chống thấm hay còn gọi là bạt chống thấm HDPE, là sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền hiện đại với chất lượng đạt chuẩn, đảm bảo thân thiện với môi trường. Đồng thời, tuổi thọ sử dụng lâu dài, giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
Màng chống thấm HDPE được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp với nhiều lợi ích vượt trội
Ứng dụng trong nông nghiệp từ nhiều năm trước, màng HDPE chống thấm đã chứng minh được tính hiệu quả mang lại trong thực thế, đặc biệt là trong các dự án, công trình như: màng phủ nông nghiệp, làm hồ chứa nước tưới tiêu, lót hồ nuôi trồng thủy sản, làm hầm Biogas, nhà kính, ứng dụng trong các mô hình trồng rau sạch,… Cụ thể:
Ứng dụng màng HDPE trong trang trại chăn nuôi
Màng HDPE ứng dụng trong nông nghiệp chống thấm có độ dày 0.5mm là loại được khuyến khích sử dụng trong các trang trại chăn nuôi. Với khả năng kháng sinh hóa tốt, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khắc nghiệt từ môi trường, thời tiết, sản phẩm được dùng phổ biến cho các hồ chứa chất thải, giúp đảm bảo tính chống chịu cao dưới tác động của chất thải và các vi sinh vật sản sinh ra trong quá trình chăn nuôi.
Hơn nữa, với tính năng chống thấm cao, màng HDPE ứng dụng trong nông nghiệp có tác dụng ngăn không cho nước từ rác thải trang trại bị rỉ ra ngoài, thấm xuống đất, gây ảnh hưởng đến tầng nước ngầm bên dưới cũng như ao, hồ và sông ở khu vực xung quanh.
Ngoài ra, việc sử dụng bạt chống thấm HDPE cũng làm kín hầm, tạo thành một túi khí lớn, từ đó có thể tạo ra khí gas để sử dụng trong trang trại hoặc dùng để chạy máy phát điện, tạo nguồn năng lượng tại chỗ, giúp tiết kiệm chi phí tái đầu tư hiệu quả.
Ứng dụng màng HDPE chống thấm trong các công trình hầm Biogas
Trong các công trình hầm Biogas, màng HDPE ứng dụng trong nông nghiệp thường được sử dụng làm miếng lót đáy hoặc lót phủ.
Lớp phủ: Độ dày tốt nhất của tấm màng HDPE khi ứng dụng làm lớp phủ hầm Biogas là từ 1.5mm đến 2.0mm. Ngược lại với loại màng lót đáy, màng phủ vì ở mặt trên, phải chịu tác động trực tiếp và liên tục từ ánh nắng Mặt Trời cũng như tác động của các khí Biogas được sinh ra bên trong nên cần đảm bảo có tính kháng tia cực tím tốt.
Bạt chống thấm HDPE được ứng dụng phổ biến trong các công trình hầm Biogas
Lót đáy: Đối với trường hợp sử dụng làm màng lót đáy, bạn nên chọn loại màng HDPE ứng dụng trong nông nghiệp có độ dày từ 0.5 – 7.5mm. Bên cạnh đó, vì lớp màng lót đáy nằm dưới cùng, không phải chịu các tác động lớn, đặc biệt là tác động trực tiếp từ ánh nắng Mặt Trời nên có thể lựa chọn loại bạt không cần có tính kháng tia UV cao.
Việc ứng dụng màng HDPE nông nghiệp trong công trình hầm Biogas đáp ứng đủ yêu cầu trên, không chỉ giúp đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật mà còn ngăn quá trình xử lý ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
Ứng dụng trong nhà kính
Trong các mô hình nhà lưới nông nghiệp, nhà kính, màng chống thấm HDPE hiện được ứng dụng khá phổ biến với chức năng chính là ngăn không cho cỏ dại, mầm bệnh cây trồng phát triển, cũng như ngăn việc bốc hơi nước. Để tiết kiệm chi phí tốt hơn, đối với lĩnh vực này, bạn có thể sử dụng những loại màng HDPE ứng dụng trong nông nghiệp có độ dày từ 0.2 đến 0.3mm, khổ nhỏ.
Theo đó, loại bạt chống thấm HDPE sử dụng thường có màu trắng, độ bền, khả năng kháng tia UV cao, được cung cấp phổ biến trên thị trường với nhiều kích thước khác nhau cùng mức giá khá nhẹ nhàng. Có thể ứng dụng được cho nhiều loại mô hình nhà kính khác nhau, từ mô hình nhà kính có diện tích nhỏ theo hộ gia đình đến các mô hình sản xuất lớn, diện tích lên đến hàng chục héc ta.
Trong các công trình thủy lợi, trữ nước, tưới tiêu nông nghiệp
Trước tình hình khí hậu nước ta biến đổi không ngừng như hiện nay, việc đảm bảo nguồn nước cung cấp cho các hồ nuôi thủy sản cũng như nước tưới là điều thiết yếu, nhất là ở các khu vực có địa hình phức tạp hoặc bị nhiễm mặn như miền Trung, miền Tây.
Với khả năng chống thấm tốt, tuổi thọ cao, việc ứng dụng màng HDPE ứng dụng trong nông nghiệp giúp cho hồ nuôi trồng thủy sản, kênh mương dẫn nước, hồ chứa nước tưới tiêu hay các công trình thủy lợi điều hướng dòng chảy chính là giải pháp tối ưu, giúp đảm bảo tuổi thọ sử dụng, tiết kiệm đáng kể chi phí tu sửa, bảo dưỡng.
Ứng dụng màng chống thấm HDPE trong các công trình thủy lợi, trữ nước, tưới tiêu nông nghiệp
Việc chủ động nguồn nước sản xuất sẽ giúp người nông dân đảm bảo được thời gian canh tác, nâng cao năng suất cây trồng, thủy lợi, tiết kiệm nhân công và quan trọng hơn là ổn định nguồn thu nhập. Không những vậy, điều này còn cho phép kiểm soát được lượng nước cũng như chất lượng nước trong quá trình sử dụng, hạn chế tối đa sự lãng phí tại những vùng ngập mặn hay hạn hán hiện nay.
Tư vấn chọn mua màng HDPE ứng dụng trong nông nghiệp chống thấm theo mục đích sử dụng
Nhờ những đặc tính nổi bật và khả năng ứng dụng phổ biến, rất nhiều loại màng khác nhau từ màu sắc, kích thước, độ dày, nguồn gốc đến mức giá bạt chống thấm HDPE đã được sản xuất và cung cấp trên thị trường.
Tùy vào mục đích sử dụng của từng đối tượng, trường hợp mà có thể chọn những loại màng HDPE dùng trong nông nghiệp khác nhau, giúp đáp ứng được nhu cầu sử dụng, phát huy tối đa tính hiệu quả của sản phẩm cũng như tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư.
Sử dụng màng chống thấm cho các loại cây trồng
Để chọn được màng HDPE ứng dụng trong nông nghiệp phù hợp cho các loại cây trồng, trước tiên bạn cần xác định loại cây cụ thể đó là gì.
Đối với các loại cây trồng cần ít sự đầu tư như dưa leo, cà chua, ớt,… bạn có thể sử dụng những loại màng phủ khổ đơn hoặc nhỏ. Mặt khác, với các loại cây trồng ngắn ngày, cần đến sự đầu tư lớn như dưa gang, dưa hấu, dưa lưới,… thì nên sử dụng màng phủ khổ rộng, một mặt sáng bạc và một mặt đen.
Lựa chọn màng HDPE ứng dụng trong nông nghiệp theo từng mùa vụ
Mỗi mùa vụ thường sẽ có những đặc tính, điều kiện thời tiết khác nhau. Do đó, để đảm bảo màng phủ mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên có sự điều chỉnh thích hợp theo từng mùa vụ, không nên lạm dụng quá nhiều.
Cụ thể, chỉ nên sử dụng màng phủ vào mùa khô cho những khu vực thiếu nguồn cung cấp nước, nhằm hạn chế sự bốc hơi nước, giữ ẩm cho đất, giúp tiết kiệm nước và công sức tưới. Không nên sử dụng cho những vùng mưa nhiều, khí hậu thuận lợi để tránh tình trạng khó thoát hơi nước, khiến đất quá ẩm và dẫn đến cây bị thối rễ vì ngập úng.
Việc sử dụng màng chống thấm vào mùa khô giúp hạn chế sự thoát hơi nước, giữ độ ẩm cho đất
Ngoài ra, vì màng HDPE dùng trong nông nghiệp có độ bền cao, tái sử dụng được trong 4 – 6 năm nên sau mỗi mùa sử dụng, bạn có thể giặt sạch và mang đi bảo quản, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư trong sản xuất.
Ứng dụng màng HDPE trong nông nghiệp – Lựa chọn theo màu sắc
Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng màng chống thấm với mục đích giữ ẩm tốt cho đất, tránh sâu bệnh thì các loại bạt phủ có mặt trên màu bạc, mặt dưới màu đen là lựa chọn tối ưu. Bởi, mặt màu bạc sẽ giúp gia tăng năng lượng ánh sáng phản xạ, hạn chế sâu bệnh hiệu quả, còn mặt màu đen có tác dụng che tối mặt đất, hạn chế được sự phát triển của cỏ dại.
Vào mùa hè, nhằm hạn chế sự tăng lên của nhiệt độ trong đất, bạn có thể sử dụng một lớp rơm mỏng và trải lên màng phủ, sau đó dùng dao đục lên bề mặt bạt những đường tản nhiệt có kích thước 5 – 10cm để nhiệt có thể thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, còn có thể tận dụng những rãnh tản nhiệt này bón phân cho cây mà không làm cỏ dại phát triển.
Có thể thấy, việc sử dụng màng HDPE nông nghiệp không chỉ giúp mang lại nhiều lợi ích rõ rệt cho các hoạt động nông nghiệp như tăng năng suất, giảm chi phí đầu tư sản xuất, doanh thu cao mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống. Hy vọng những chia sẻ về ứng dụng cũng như tư vấn lựa chọn màng chống thấm HDPE trên đây của INDECOM sẽ giúp bạn có được những lựa chọn đúng đắn, mang lại hiệu quả cao!