Thi công Màng chống thấm HDPE

5/5 - (12 bình chọn)

Chúng tôi xin giới thiệu đến Quý khách hàng: Các bước thi công màng chống thấm HDPE

A. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THI CÔNG MÀNG CHỐNG THẤM HDPE

1. Yêu cầu về vật liệu

Các cuộn màng chống thấm HDPE trước khi chuyển đến công trường phải có đầy đủ các hồ sơ kỹ thuật sau:

– Bản khai ngày sản xuất;

– Các chứng chỉ xác nhận rằng: Tất cả các cuộn màng chống thấm được cung cấp chỉ bởi một nhà cung cấp;

– Các chứng chỉ kiểm soát chất lượng phát hành bởi nhà sản xuất;

– Các kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn (làm tài liệu so sánh với báo cáo thí nghiệm của nhà sản xuất) và các chứng chỉ xác nhận màng chống thấm đạt yêu cầu sản phẩm;

– Lưu mẫu để rà  xét.

2. Yêu cầu kỹ thuật trong công tác vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản màng chống thấm tại công trường:

– Phải sử dụng các phương tiện chuyên dụng để vận chuyển màng chống thấm từ kho trữ, nơi sản xuất đến công trường nhằm tránh các hư hại do tác động cơ học và thời tiết.

Tại công trường phải sử dụng các thiết bị phù hợp để di chuyển các cuộn màng chống thấm từ nơi tập kết đến vị trí lắp đặt bảo đảm không làm hư hại mặt bằng, không làm thủng rách các cuộn màng chống thấm. Không cho phép kéo lê các cuộn màng chống thấm trên mặt đất mà phải dùng con lăn.

Các thiết bị bốc dỡ không được phép sử dụng cáp thép mà phải dùng cáp mềm dạng băng vải.

– Nơi tập kết các cuộn màng chống thấm tại công trường phải được lựa chọn kỹ lưỡng và che phủ tránh mưa, nắng, tránh xa khu vực có nguy cơ cháy nổ, kho chứa dầu, mỡ, bụi bẩn, bùn nước… và thuận tiện cho việc chuyên chở tới vị trí lắp đặt.

– Không chồng các cuộn màng chống thấm quá 3 tầng.

3. Yêu cầu đối với các thiết bị thi công:

Các thiết bị thi công bao gồm: Máy hàn kép, máy hàn đùn, máy thổi khí nóng, máy mài và các thiết bị, dụng cụ phụ trợ… tất cả các loại máy này phải được kiểm định và dán tem chất lượng của các cơ quan chức năng.

Máy hàn kép (hay còn gọi là máy hàn nêm nóng) phải có đồng hồ đo và khống chế nhiệt độ hàn, áp lực nén và tốc độ hàn. Đường hàn phải bảo đảm kênh khí thông suốt giúp cho việc nghiệm thu bằng thí nghiệm áp lực khí được dễ dàng. Mặt cắt ngang đường hàn kép trình bày ở hình 13.

Máy hàn đùn phải có đồng hồ đo và khống chế nhiệt độ tại đầu đùn. Mặt cắt ngang đường hàn đùn trình bày ở hình 14.

Đơn vị thi công phải có đủ máy dự phòng và phụ tùng thay thế để bảo đảm tính liên tục trong quá trình thi công nhằm đáp ứng được kế hoạch và tiến độ trong quá trình thi công.

4. Các thiết bị phục vụ thi công:

Các thiết bị phục vụ thi công: bao gồm hệ thống chiếu sáng, các thiết bị nâng, di chuyển, rải màng, máy phát điện…

Không được phép sử dụng bánh xích mà phải thay bằng bánh lốp cao su. Các thiết bị này phải được trang bị các phương tiện phòng chữa cháy và có biện pháp phòng ngừa dầu mỡ rò rỉ lên bề mặt màng chống thấm.

5. Các dụng cụ, vật tư cần phải có trong quá trình thi công:

Bao gồm: Cọc tre hoặc gỗ, bao tải cát, thang dây, thước đo, dao kéo, vật mẫu để đánh dấu khoảng cách chồng mí, bút sơn trắng (thường dùng bút xoá), các dụng cụ để kéo như puller, kìm, dây thừng, các dụng cụ để vệ sinh bề mặt màng chống thấm: vải mềm, miếng xốp…

B. CÁC BƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG MÀNG CHỐNG THẤM HDPE

1. Công tác nghiệm thu bề mặt trước khi rải màng

Bao gồm nghiệm thu bề mặt và rãnh neo:

a) Bề mặt trước khi rải màng phải đạt các yêu cầu kỹ thuật sau:

– Phẳng, nhẵn, chắc (đầm, nén, lu, lèn đúng yêu cầu kỹ thuật) và không đọng nước.

– Phải dọn sạch cành, rễ cây, đá, gạch vụn và các hạt, mẩu, miếng vật liệu khác có nguy cơ gây hại cho màng chống thấm.

– Tại các vị trí thay đổi độ cao phải bo tròn tối thiểu đến bán kính 0.154m.

b) Rãnh neo:

– Ngoại trừ trường hợp đặc biệt theo yêu cầu thiết kế, hình dạng và kích thước rãnh neo phải thi công như hình 1.

– Mép của rãnh neo tiếp xúc với màng chống thấm phải được bo tròn để tránh làm rách màng khi bị kéo căng.

– Lắp đặt màng chống thấm đến đâu phải đổ đất vào rãnh neo đến đó để tránh phải bắc cầu qua rãnh neo.

Thi công Màng chống thấm HDPE

2. Các bước chuẩn bị các tấm màng (panel) trước khi thi công màng chống thấm HDPE

– Chọn một khoảng đất phẳng, nhẵn, đủ rộng (có thể mở được 40m đến 50m theo chiều dài cuộn màng chống thấm) gần vị trí lắp đặt để tập kết các cuộn màng chống thấm và làm nơi chế tạo các tấm panel lắp đặt.

– Từ hiện trường chọn vị trí lắp đặt tấm màng đầu tiên (ký hiệu P1) và xác định hướng lắp đặt các tấm tiếp theo (P2, P3,….), thường chọn hướng xuôi theo chiều gió hoặc theo chiều kim đồng hồ.

– Dùng thước dây đo và ghi khoảng cách giữa các điểm giới hạn của từng tấm. Tại các điểm giới hạn phải chôn cột mốc hoặc cắm cọc tiêu ghi rõ vị trí từng tấm.

– Vẽ sơ đồ lắp đặt trên nhật ký thi công bao gồm thứ tự lắp đặt, vị trí và kích thước từng tấm (đánh theo thứ tự P1, P2, P3,…).

– Số liệu đo đạc từ hiện trường được chuyển về nơi tập kết và chế tạo các tấm panel. Tại đây một nhóm công nhân mở các cuộn màng chống thấm nguyên vẹn ra, tiến hành đo, cắt thành các panel tương ứng.

– Sau khi chế tạo xong, Các panel này được cuộn, buộc lại và dùng bút sơn trắng (bút xoá) để ghi các dữ liệu trực tiếp lên bề mặt từng cuộn. Thí dụ: “Tấm P1 – Dài x rộng: 45 x7(m) – Vị trí lắp đặt: K1”. Các panel này được xếp theo thứ tự lắp đặt, thành từng đống nhỏ tương đương với khối lượng mỗi lần chở của xe chuyên dụng trong khi chờ vận chuyển tới vị trí lắp đặt ngoài công trường.

3. Thi công màng chống thấm HDPE

a) Nguyên tắc chung:

– Trải màng trên mái dốc:

Chiều dọc của các tấm panel phải trải song song với hướng mái dốc, tức là các đường hàn nối giữa các tấm với nhau cũng song song với hướng mái dốc. Độ dài mỗi tấm panel phải cách chân khay ít nhất là 2m. Xem hình 16.

– Trải màng trên mặt phẳng:

Theo hướng bất kỳ, song phải tính toán sao cho tổng độ dài các đường hàn nối là ngắn nhất.

b) Khoảng cách chồng mí:

Sản phẩm xuất xưởng của một số hãng sản xuất màng chống thấm HDPE có đánh dấu sẵn khoảng cách chồng mí bằng vạch màu trắng, rất thuận tiện cho người lắp đặt. Đối với những sản phẩm không được đánh dấu sẵn khoảng cách chồng mí thì dùng vật mẫu để đánh dấu. Khoảng cách chồng mí giữa các tấm màng phụ thuộc vào yêu cầu của từng loại máy hàn, thường từ 100mm đến 150mm. Ví dụ: máy hàn Demtech do Mỹ sản xuất yêu cầu khoảng cách chồng mí từ 100mm đến 120mm.

c) Nội dung mẫu báo cáo lắp đặt hàng ngày

Tên dự án:……………………………….Phụ trách công trường:………………………………………………

Vị trí lắp đặt:…………………………….Dạng vật liệu:   HDPE        Nhẵn:………..      Nhám:…………

Phụ trách lắp đặt:……………………..Chiều dày màng :………………………………………………..

Thời gian:……..giờ,ngày………..tháng………..năm……………

C. CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI HÀN NỐI

1. Hàn thử:

a) Đối với máy hàn kép:
  • Ngay tại công trường cắt 2 tấm  dài 5m, rộng 0,3m vệ sinh sạch sẽ.
  • Chọn các thông số cho máy hàn gồm: nhiệt độ, tốc độ và áp lực nén. Khởi động và chờ cho máy ổn định tiến hành hàn 2 tấm đã được chuẩn bị sẵn với nhau, ta được mẫu hàn thử.
  • Sau khi mẫu nguội loại bỏ hai đầu mẫu, dùng khuôn hoặc các dụng cụ đo cắt (Thước, êke, dao kéo) chế tạo 10 mẫu thử  mỗi mẫu có kích thước: rộng 0.025m dài 0.15m.

– Lấy 5 mẫu thử độ bền kháng kéo và 5 mẫu thử độ bền kháng bóc trên máy kéo xách tay ngay tại công trường.

– Đem giá trị trung bình của mỗi dạng thử so sánh với bảng 1.

  • Nếu độ bền kháng kéo và độ bền kháng bóc bằng hoặc lớn hơn giá trị cho trong bảng thì xem như mối hàn đạt yêu cầu và lấy các thông số đã chọn (nhiệt độ, tốc độ và áp lực nén) cho các máy hàn của ca hàn hôm đó và các thông số này được duy trì cho đến lần hàn thử tiếp theo.
  • Nếu không đạt thì điều chỉnh lại các thông số cho máy hàn và hàn thử mẫu mới.
b) Đối với máy hàn đùn:

Làm tương tự như máy hàn kép, nhưng độ dài đường hàn là 1m.

c) Tần suất hàn thử:

Tần suất hàn thử ít nhất 1 lần trong ngày: vào lúc bắt đầu làm việc, khi nhiệt độ môi trường thay đổi quá 10oC so với lần hàn thử trước đó thì cần hàn thử lại.

2. Hàn đại trà:

a) Chỉ dẫn chung

– Tuỳ thuộc vào qui mô công trường mà bố trí số lượng máy hàn. Mỗi máy hàn có ít nhất 3 công nhân phục vụ trong đó có 1 thợ hàn, 1 vệ sinh diện tích hàn và 1 phụ trách điện.

– Cán bộ phụ trách thi công phải lên lịch trình cho từng máy và bàn giao khu vực thi công hết sức cụ thể để tránh bỏ sót đường hàn, đồng thời phải giám sát chặt chẽ các bước trong qui trình hàn nhằm bảo đảm chất lượng các mối hàn.

– Nội dung mẫu báo cáo khối lượng hàn hàng ngày:

Tên dự án:……………………………….Phụ trách công trường:……………………………………………

Vị trí lắp đặt:…………………………….Dạng vật liệu:               Nhẵn………..                   Nhám…………

Phụ trách lắp đặt:…………………….. Chiều dày màng :         ………………………………………………..

Thời gian:……..giờ, ngày………..tháng………..năm……………

b) Các lưu ý trong quá trình lắp đặt:

– Việc bố trí các tấm panel trong một ca làm việc phải phù hợp và không lớn hơn khả năng hàn hay neo giữ trong ca đó.

– Không trải màng trong trường hợp độ ẩm quá cao, có mưa, nước đọng hay gió to.

– Trải màng đến đâu phải chặn bao tải cát đến đó, tránh gió làm bay các tấm màng đi nơi khác hoặc cuộn rối lại thành từng đống.

– Chỉ sử dụng giày đế mềm cho công nhân thi công màng chống thấm.

– Sử dụng các biện pháp giảm thiểu các nếp nhăn nơi tiếp xúc giữa hai tấm màng nhất là trong diện tích chồng mí.

– Không cho phép bất kỳ xe nào chạy trực tiếp trên bề mặt màng chống thấm.

– Các máy móc phục vụ thi công phải có khay hứng dầu, mỡ tránh làm loang lên bề mặt màng chống thấm và không được đặt máy trực tiếp lên bề mặt màng chống thấm mà phải có lớp đệm bằng tấm cao su hay bìa các tông.

– Trong quá trình lắp đặt từ cán bộ phụ trách kỹ thuật, giám sát viên, kỹ sư đến công nhân luôn thanh tra bằng mắt thường trên toàn bề mặt màng chống thấm để phát hiện các khiếm khuyết, đánh dấu các lỗ thủng, rách để sửa chữa.

3. Qui trình sửa chữa đường hàn lỗi

a) Qui trình vá:

Sử dụng vá các lỗ thủng, rách trong vận chuyển, bốc dỡ, thi công và lấy mẫu kiểm tra.  Cách vá xem hình 17.  Miếng vá phải trùm qua các mép lỗ thủng ít nhất 100mm.

Trước khi hàn phải tạo nhám mặt tiếp xúc giữa miếng vá tấm nền và phải mài vát 45o mép miếng vá.. Tất cả các miếng vá xong phải kiểm tra bằng thí nghiệm hút chân không.

b) Qui trình phủ:

Áp dụng khi sửa chữa các đường hàn lỗi. Qui trình phủ xem hình 18. Tất cả các đoạn sửa chữa phải kiểm tra bằng thí nghiệm hút chân không.

D. CÁCH LIÊN KẾT MÀNG CHỐNG THẤM HDPE VỚI KẾT CẤU KHÁC

1. Tiếp nối màng chống thấm với kết cấu bê tông, gạch, đá xây:

a) Kết nối bằng Polylock

– Polylock là các chi tiết bằng polime chế tạo sẵn. Polylock có cùng thành phần cấu tạo với màng chống thấm, kiểu dáng rất đa dạng (dạng  Chữ I, C, E, Omega…) và nhiều kích thước khác nhau (Polylock của hãng GSE có kích thước tiêu chuẩn: dài 3m; rộng:0.15m; chân: 0.025m);

– Polylock được lắp đặt đồng thời trong khi thi công các kết cấu bêtông, gạch đá… chẳng hạn polylock gắn vào cốt thép hoặc cốt pha khi đổ bê tông.

Thi công Màng chống thấm HDPE

b) Kết nối bằng bu lông, nẹp và gioăng cao su.

– Gioăng cao su chế tạo có thành phần phù hợp với mục đích chống thấm:  Để chống thấm công trình trữ chất thải dùng gioăng là cao su Neoprene hoặc Nitrine và để chống thấm hồ chứa, bể nước sinh hoạt trong thành phần phụ gia gioăng cao su không có chất độc hại;

– Nẹp, bu lông, vòng đệm chế tạo từ thép không rỉ.

Thi công Màng chống thấm HDPE

2. Tiếp nối màng chống thấm với đường ống:

Các chi tiết để nối màng chống thấm với đường ống

Lien ket HDPE voi ongThông tin liên hệ

Thi công màng chống thấm HDPE – Thi công màng chống thấm HDPE – Thi công màng chống thấm HDPE – Thi công màng chống thấm HDPE – Thi công màng chống thấm HDPE

Thi công màng chống thấm HDPE – Thi công màng chống thấm HDPE – Thi công màng chống thấm HDPE – Thi công màng chống thấm HDPE – Thi công màng chống thấm HDPE

Thi công màng chống thấm HDPE – Thi công màng chống thấm HDPE – Thi công màng chống thấm HDPE – Thi công màng chống thấm HDPE – Thi công màng chống thấm HDPE

Thi công màng chống thấm HDPE – Thi công màng chống thấm HDPE – Thi công màng chống thấm HDPE – Thi công màng chống thấm HDPE – Thi công màng chống thấm HDPE

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo