Phương pháp đánh giá hiệu quả tường chống ồn

5/5 - (6 bình chọn)

Công ty TNHH Vật liệu mới Công trình INDECOM xin giới thiệu đến Quý Khách hàng bài viết: Phương pháp đánh giá hiệu quả tường chống ồn

  • Sau khi xây dựng hệ thống tường chống ồn, có thể cần đánh giá hiệu quả về âm học và phi âm học của tường. Việc đánh giá như vậy có thể được yêu cầu vì các cam kết được thực hiện trong giai đoạn thiết kế và/hoặc đánh giá tác động môi trường trong quá trình phát triển dự án hoặc nhu cầu phản hồi các ý kiến của người dân, cộng đồng và người lái xe đưa ra liên quan đến hiệu quả của tường chống ồn.

1. Hiệu quả về âm học

  • Bằng cách so sánh mức giảm tiếng ồn sau khi lắp đặt tường với mức giảm tiếng ồn theo mục tiêu thiết kế, có thể đánh giá hiệu quả của tường chống ồn sau khi xây dựng. Mức âm thanh tại một máy thu nhất định trước khi xây dựng tường trừ đi mức âm thanh tại cùng máy thu sau khi xây dựng tường.
  • Việc xây dựng một tường chống ồn thường làm mất đi một phần suy hao trên nền đất mềm về âm. Điều này là do tường buộc âm thanh đi theo đường cao hơn so với mặt đất. Để đánh giá hiệu quả của hệ thống tường chống ồn, cần tuân thủ các bước sau:
  • Chọn đối tượng nhạy cảm với tiếng ổn và/hoặc khu vực để đo và phân tích
  • Xác định mức giảm tiếng ồn sau khi lắp đặt tường bằng các phép đo và / hoặc mô hình hóa
  • So sánh mức giảm tiếng ồn sau khi lắp đặt đo được dự báo với các mục tiêu thiết kế của dự án tường chống ồn.
a. Chọn đối tượng nhạy cảm với tiếng ổn và / hoặc khu vực để đo lường và phân tích
  • Vị trí của các đối tượng nhạy cảm với tiếng ồn sẽ quyết định việc lựa chọn địa điểm đo và phân tích. Dùng bản đồ sử dụng đất và khảo sát thực địa để xác định các khu vực nhạy cảm với tiếng ồn.
    Trường học, bệnh viện và công trình tôn giáo (đền, chùa, nhà thờ …) đặc biệt nhạy cảm với tác động của tiếng ồn.
  • Các khu dân cư nhạy cảm với tiếng ồn cũng được đưa vào đánh giá tác động của tiếng ổn. Khi chọn các khu vực đại diện tiềm năng, địa điểm phải thể hiện các điều kiện điển hình (ví dụ, môi trường xung quanh, kết cấu hạ tầng đường ô tô và khí tượng) cho khu vực xung quanh.
b. Xác định mức giảm tiếng ồn sau khi lắp đặt tường bằng các phép đo và/hoặc mô hình hóa.
  • Được thực hiện theo tiêu chuẩn ANSI S12.8, gồm ba phương pháp xác định mức giảm tiếng ồn sau khi lắp đặt tường chống ồn: phương pháp đo trực tiếp; phương pháp đo gián tiếp; phương pháp dự báo gián tiếp.
b.1. Phương pháp đo trực tiếp
  • Chỉ có thể được sử dụng khi tường chống ồn chưa được lắp đặt hoặc có thể được tháo ra. Các phép đo được thực hiện khi không có tường chống ồn để xác định mức âm thanh “TRƯỚC” và một bộ phép đo khác được thực hiện tại cùng một địa điểm sau khi xây dựng để xác định mức âm thanh “SAU”.
    Lưu ý: Để xác định mức giảm tiếng ồn sau khi lắp đặt tường chống ồn có tính pháp lý, các phép đo TRƯỚC và SAU phải được thực hiện trong các điều kiện nguồn âm, địa điểm và khí quyển tương
    đương, được xác định như sau:
  • Sự tương đương các điều kiện nguồn âm bao gồm số lượng và hỗn hợp giao thông trên đường, cũng như nội dung phổ, hướng, mô hình không gian và thời gian, địa điểm theo phương dọc và ngang, điều kiện hoạt động của các xe cá nhân. Ởmột mức độ nhất định, sự không tương đương trong điều kiện giao thông có thể được tính toán thông qua việc sử dụng micrô tham chiếu.
  • Sự tương đương về hình dạng địa điểm dẫn đến tương tự các đặc điểm địa hình và trở kháng mặt đất trong một khu vực góc 120 độ từ tất cả các máy thu nhìn về phía nguồn tiếng ồn. Đối với mục đích nghiên cứu, sự tương đương trở kháng đất có thể được xác định bằng cách đo theo tiêu chuẩn ANSI.
  • Đối với các khảo sát thực nghiệm hơn, hoặc nếu các phép đo không khả thi, thì mặt bằng cho các phép đo TRƯỚC và SAU có thể được đánh giá àl tương đương nếu loại và điều kiện chung của bề mặt đất, ví dụ, ỷt lệ mặt nước, là tương tự.
  • Tương đương trong các điều kiện khí tượng bao gồm gió, nhiệt độ, độ ẩm và mây che phủ. Điều kiện gió có thể được đánh giá là tương đương đối với các phép đo TRƯỚC và SAU nếu cấp gió
    (xem Bảng 7) không thay đổi và các thành phần vectơ của vận tốc gió trung bình từ nguồn đến máy thu không chênh lệch quá một giới hạn nhất định, được xác định như sau:
  • (1) Đối với sai số âm thanh trong phạm vi ‡ 1,0 dB và khoảng cách nhỏ hơn 70 m, giới hạn này là 1,0 m/s;
  • (2) đổi với sai số âm thanh trong phạm vi 0,5 dB và khoảng cách nhỏ hơn 70 m, tí nhất bốn phép đo TRƯỚC và SAU phải được thực hiện trong giới hạn 1,0 m/s. Tuy nhiên, các giới hạn 1,0 m/s này không áp dụng cho cấp gió lặng khi có gió mạnh với thành phần vectơ nhỏ theo hướng lan truyền. Nói cách khác, nên tránh các phép đo TRƯỚC / SAU trong những trường hợp như vậy.
    Phương pháp đánh giá hiệu quả tường chống ồn
  • Nhiệt độ trung bình trong quá trình đo TRƯỚC và SAU có thể được đánh giá àl tương đương nếu chúng chênh nhau trong khoảng 41 °C. Ngoài ra, trong những điều kiện nhất định, không khí khô tạo ra những thay đổi đáng kể trong quá trình hấp thụ âm thanh ở tần số cao trong khí quyền.
  • Do đó, đối với nguồn chủ yếu àl tần số cao (hầu hết năng lượng âm thanh trên 3000 Hz), độ mẩ tuyệt đối cho các phép đo TRƯỚC và SAU phải tương tự nhau, ví dụ trong vòng 20 %.
  • Các phép đo âm học TRƯỚC và SAU phải được thực hiện trong cùng một lớp mây che phủ (xem Bảng 8).

Phương pháp đánh giá hiệu quả tường chống ồn

  • Ưu điểm của việc sử dụng phương pháp này àl nó đảm bảo các đặc điểm hình học của địa điểm giống hệt nhau. Tuy nhiên, nhược điểm là các điều kiện khí tượng và giao thông tương đương có thể không được tái lập.
b.2. Phương pháp đo gián tiếp
  • Có thể được sử dụng khi tường đã được lắp đặt trước bất kỳ phép đo TRƯỚC trực tiếp nào và không thể tháo rời để cho phép các phép đo đó. Trong trường hợp này, điều kiện TRƯỚC được mô phỏng tại một địa điểm tương đương mà không có tường chống ồn. Trong trường hợp này, các phép đo TRƯỚC và SAU phải được thực hiện đồng thời tại các vị trí liền kề, nếu có thể.
  • Ưu điểm chính của việc sử dụng phương pháp này àl nó đảm bảo về cơ bản các điều kiện khí tượng và giao thông giống nhau. Khó khăn là không phải úlc nào cũng có thể có một địa điểm tương đương liền kề. Nếu có sẵn vị trí tương đương lân cận, thì phương pháp này được ưu tiên hơn phương pháp đo trực tiếp.
  • Lưu ý: Để xác định hợp ệl mức giảm tiếng ồn sau khi lắp đặt tường, các phép đo TRƯỚC và SAU phải được thực hiện trong các điều kiện nguồn, vị trí và khí quyển tương đương như đã đề cập đối với phương pháp đo trực tiếp.
b.3. Phương pháp dự báo gián tiếp
  • Có thể được sử dụng nếu không thể thực hiện phép đo TRƯỚC trực tiếp hoặc phép đo TRƯỚC gián tiếp tại một địa điểm tương đương.
  • Trong trường hợp này, các mức TRƯỚC được dự báo bằng cách sử dụng mô hình dự báo tiếng ổn giao thông trên đường ô tô. Kết quả giảm tiếng ồn sau khi lắp đặt nên được gọi là “được đo một phần”.

2. Hiệu quả phi âm thanh (hiệu quả khác)

  • Đánh giá hiệu quả phi âm thanh của tường chống ồn bao gồm các yếu ốt khách quan và chủ quan. Đánh giá các yếu ốt khách quan (như độ bền của tường, bề ngoài của tường theo thời gian) cần một thời gian đáng kể sau khi xây dựng tường.
  • Đánh giá các yếu ốt chủ quan (như sự chấp nhận
    của cộng đồng đổi với tường chống ồn, nhận thức của công chúng) có thể đánh giá ngay sau khi xây dựng tường chống ồn miễn àl lưu lượng giao thông tại nơi lắp đặt đã ổn định.
2.1. Sự chấp nhận của cộng đồng
  • Các ý kiến của chủ sở hữu đất liền kề với tường chống ổn thường phản ánh cảm nhận về mức tiếng ồn thực sự nghe được so với mức họ dự kiến sẽ nghe thấy. Ví dụ: một tường chống ồn có thể cung cấp mức giảm đầy đủ 10 dB, nhưng nếu khi đã có tường mức tiếng ồn vẫn gần 6 dB hoặc 67 dB thì nó vẫn có thể bị đánh giá là “quá to” hoặc “không hiệu quả” hoặc “không tốt hơn trước đây”.
  • Các chủ đất sống xa tường chống ồn đôi khi phàn nàn về tiếng ồn do việc lắp đặt tường mới tạo ra. Trong những tình huống như vậy, mặc dù mức tiếng ồn thường không đủ lớn để yêu cầu xem xét giảm tiếng ồn, nhưng một tiếng ồn mới hoặc tiếng ồn khác vẫn tồn tại do lắp đặt mới hoặc nâng cấp tường chống ồn. Gần khu vực lắp đặt, những cư dân sống cạnh đường ô tô nơi có tường chống ồn mới được xây dựng ở phía đối diện có thể phàn nàn về tiếng ồn tăng lên.
2.2. Chi phí
  • Chi phí và hiệu quả âm học của tường chống ồn àl những yếu ốt được xem xét để xác định tính khả thi và hợp ýl của tường chống ồn.
  • Vì đánh giá tính khả thi và hợp ýl của tường chống ồn thường được thực hiện trong giai đoạn thiết kế, đánh giá thường dựa trên mức tiếng ồn được mô hình hóa và chi phí dự kiến trước đây. Do đó, đánh giá có thể không phản ánh chính xác chi phí hoặc hiệu quả cuối cùng của một tường chống ồn cụ thể đã được xây dựng.
  • Nếu muốn hiệu quả về chi phí được chi tiết hơn, đánh giá sau xây dựng có thể được thực hiện có tính đến các điều kiện sau xây dựng như sau:
    – Mức ồn đo được;
    – Tính toán lại mức giảm tiếng ồn sau khi lắp đặt;
    – Chi phí cho các thay đổi thực hiện trong quá trình xây dựng; – Chi phí dự thầu xây dựng thực tế;
    – Chi phí vật liệu thực tế.

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo