Các biện pháp gia cố mái taluy hiệu quả bằng Geocell

5/5 - (1 bình chọn)

Mái taluy là những sườn dốc được tạo ra trong quá trình thi công các công trình như đường bộ, đường sắt, kênh mương, đập thủy điện,… Việc gia cố mái taluy là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn và ổn định cho công trình. Hiện nay, có nhiều phương pháp gia cố mái taluy khác nhau, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Trong những năm gần đây, ô địa kỹ thuật Geocell gia cố mái đang dần trở thành một giải hiệu quả và được ứng dụng rộng rãi.

Mái taluy là gì?

Taluy hiểu theo ngôn ngữ thông thường chính là mái dốc hoặc vách dốc. Đây là một trong các hạng mục quan trọng được rất nhiều công trình xây dựng giao thông, thủy lợi điều có. Taluy là vách nghiêng hay mặt nghiêng so với mặt phẳng ngang của công trình. Do đó, nó còn xuất hiện ở nhiều dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp.Mái Taluy là độ dốc được quy định cho mái đường đào và mái đường đắp. Hiểu theo một cách đơn giản, mái Taluy chính là phần mái dốc nằm ở sát cạnh lề đường. Tác dụng của mái này là giữ cho vai đường không xảy ra tình trạng bị trượt hay sạt lở. Đặc biệt ở các khu vực quanh co để sạt lở.

ô địa kỹ thuật geocell gia cố mái

Mái taluy có độ dốc cao

Nguyên nhân cần phải có giải pháp gia cố mái taluy

Với đặc tính của mái dốc, sạt lở mái taluy trở thành một hiện tượng phổ biến và đặt ra nhiều rủi ro nếu không áp dụng biện pháp gia cố thích hợp. Mặt dốc nghiêng của mái taluy làm cho nó dễ bị ảnh hưởng bởi dòng nước chảy, gây ra hiện tượng xói mòn. Các tác động này có thể dẫn đến những hậu quả đáng kể như:

  • Sạt lở gây nguy hiểm cho phương tiện giao thông, tăng rủi ro tai nạn.
  • Tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tính mạng của người tham gia giao thông.
  • Ảnh hưởng đến thông tin giao thông, tạo khó khăn trong việc di chuyển.
  • Gây tổn thất về thẩm mỹ và làm suy giảm chất lượng của cơ sở hạ tầng giao thông.

Để giảm thiểu những tác động tiêu cực của sạt lở, việc thực hiện các biện pháp gia cố cho mái taluy là không thể thiếu. Cần phải tiến hành lên kế hoạch thiết kế và triển khai thi công các biện pháp này từ trước, nhằm đảm bảo hiệu quả lâu dài cho công trình và ngăn chặn nguy cơ xảy ra sạt lở.

Gia cố mái Taluy để hạn chế sạt lở

Cần gia cố mái Taluy để hạn chế sạt lở

Các biện pháp gia cố mái taluy phổ biến hiệu quả

Để thi công gia cố mái taluy có rất nhiều biện pháp, tùy vào đặc điểm của từng khu vực. Sau đây là một số cách gia cố mái taluy thường áp dụng hiện nay:

  • Biện pháp trồng cỏ trực tiếp trên mái taluy để chống xói mòn: Đây là phương pháp khá phổ biến có chi phí thấp và mang lại hiệu quả bảo vệ mức trung bình. Người ta sẽ sử dụng các loại cỏ có bộ rễ dài ăn sâu vào đất trên bề mặt mái taluy. Theo đó, rễ này sẽ có tác dụng giữ đất và chống lại hiện tượng xói mòn nên bảo vệ được kết cấu của mái taluy.
  • Biện pháp gia cố mái taluy bằng đá hộc: Phương pháp này sẽ dùng các kè đá tạo lỗ ở mái taluy rồi chèn đá vào đó để tạo thành những hộc đá. Làm như vậy, mái taluy sẽ được bảo vệ chặt hơn, hạn chế được tình trạng sạt lở đất hay cuốn trôi đất và tạo sự vững chãi cho mái dốc.
  • Gia cố bằng ô địa kỹ thuật Geocell: Đây là một trong những ứng dụng chính của Ô địa kỹ thuật Geocell. Phương pháp này cực hiệu quả trong việc chống xói lở bề mặt mái dốc, ổn định của mái đất đắp và giữ lớp đất màu có độ dày đồng đều trong từng ô. Sau khi trồng cỏ phủ hết bề mặt Geocell, nó sẽ tạo ra một lớp bảo vệ bề mặt mái taluy khỏi việc xói lở bề mặt do dòng chảy hay mưa lớn.

Giải pháp gia cố mái Taluy

Hiện có nhiều giải pháp gia cố mái Taluy

Ưu điểm của Geocell trong gia cố mái taluy, trồng cỏ

Ưu điểm của việc dùng ô địa kỹ thuật Geocell gia cố mái Taluy là độ bền cao, không sợ bị ăn mòn do thời tiết hay ngoại cảnh và dễ dàng thi công. Hơn nữa chi phí cũng thấp và thấp hơn 10 – 20% tổng chi phí so với trồng cỏ hoặc bê tông lắp ghép. Bên cạnh đó, giải pháp này cũng giúp bảo vệ môi trường và an toàn sức khỏe.

Ứng dụng của Geocell trong gia cố mái taluy

Geocell là một loại vật liệu địa kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong gia cố mái taluy. Geocell được làm từ các tấm nhựa HDPE hoặc PP được hàn nối với nhau tạo thành các ô hình tổ ong.Ứng dụng của Geocell trong gia cố mái taluy:

  • Chống xói mòn: Geocell giúp bảo vệ mái taluy khỏi tác động của dòng chảy, ngăn chặn sự xói mòn đất.
  • Tăng cường ổn định: Geocell giúp gia cố mái taluy, tăng cường khả năng chịu tải và chống sạt lở.
  • Tạo môi trường cho cỏ phát triển: Geocell tạo ra các ô nhỏ giúp giữ đất và tạo môi trường thuận lợi cho cỏ phát triển, tạo thành lớp phủ xanh bảo vệ mái taluy.
  • Tăng tính thẩm mỹ: Geocell có nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau, giúp tăng tính thẩm mỹ cho mái taluy.

Ứng dụng ô địa kỹ thuật Geocell gia cố mái Taluy

Ứng dụng ô địa kỹ thuật Geocell gia cố mái Taluy

Quy trình thi công Geocell gia cố mái taluy, trồng cỏ

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng

Việc san và gạt nền cần được thực hiện đúng bản vẽ thiết kế cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn hiện hành về công tác nền móng công trình. Theo đó, bạn cần dọn sạch gốc cây, cỏ rác và các vật liệu khác, đào và lắp theo đúng thiết kế.

Bước 2: Chuẩn bị vật liệu và thiết bị thi công

Ô địa kỹ thuật Geocell được chuyển ra khu vực thi công gồm các bó cuộn Geocell được xếp song song. Các vật liệu khác như cọc neo, ghim, dây chằng, dây rút phải được chuẩn bị đầy đủ về số lượng đáp ứng.

Bước 3: Rải các tấm Geocell

Trước khi thực hiện rải vật liệu Geocell cần căn cứ vào kích thước các tấm vật liệu và kích thước mặt bằng để tính toán và có kế hoạch về số lượng, vị trí nhằm sử dụng hiệu quả vật liệu và hạn chế các mối nối không cần thiết.

Bên cạnh đó, đặt tấm Geocell liên tiếp nhau song song. Dựa vào hướng căng tấm Geocell theo hướng mái dốc từ trên xuống.

Thi công Geocell gia cố mái Taluy

Thi công Geocell gia cố mái Taluy

Bước 4: Liên kết các tấm Geocell

  • Dùng dây rút nhựa để liên kết các nối tấm Geocell lại với nhau.
  • Xếp chồng các đầu mối lên nhau khoảng 3cm và đảm bảo bề mặt chúng thẳng.
  • Ghim nối thành (vách) ô ngăn lại với nhau.

Bước 5: Đóng cọc neo và căng các tấm Geocell

Đóng hàng cọc neo định vị trên mái kênh và các vị trí chuyển tiếp. Đồng thời cố định đầu tấm Geocell vào hàng cọc neo định vị trên đỉnh kênh và tiến hành căng.

Bước 6: Đổ vật liệu chèn và lớp phủ vào Geocell

Trước khi đổ đất cần kiểm tra và loại bỏ các miếng gạch đá vỡ, đá, đất để tránh hư hại tới mạng ô ngăn. Đồng thời, kiểm tra các cọc neo được ghim chặt xuống méo của ô Geocell – để ghim các ô Geocell xuống các vị trí hoặc móc chữ J hoặc các dọng cọc neo khác ở các đoạn đặc biệt.

Việc sử dụng ô địa kỹ thuật Geocell gia cố mái taluy mang lại nhiều lợi ích như hiệu quả cao, thi công đơn giản, chi phí thấp và thân thiện với môi trường. Hãy liên hệ ngay với INDECOM để được hỗ trợ và thi công tốt nhất.

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo