Chúng ta cùng nhau tìm hiểu Bản chất vật lý của âm thanh (và sử dụng tấm chống ồn) qua một số nội dung dưới đây
1.Sóng âm
- Âm thanh là những sóng dao động xuất hiện trong các môi trường vật chất, chất khí, chất lỏng, chất rắn… (gọi chung là môi trường đàn hồi) khi chịu các lực kích thích.
- Những lực kích thích là nguồn âm, sóng dao động được gọi là sóng âm và môi trường trong đó có sóng âm lan truyền gọi là trường âm.
- Sóng âm cũng mang theo năng lượng, được gọi là năng lượng âm và năng lượng này sẽ giảm dần trong trường âm, bởi vì càng xa nguồn nó càng bị chia sẻ cho một số lượng các phần tử nhiều hơn, cho đến khi tắt hẳn.
Theo phương dao động của các phân tử môi trường người ta chi ra thành hai loại sóng dọc và sóng ngang.
- Sóng dọc: Khi các phần tử dao động dọc theo phương truyền sóng;
- Sóng ngang: Khi các phần tử dao động vuông góc với phương truyền sóng.
Các đặc trưng cơ bản của sóng âm là tần số, bước sóng, chu kỳ, biên độ dao động và vận tốc truyền âm.
- Tần số (f): Là số dao động toàn phần mà các phần tử môi trường thực hiện được trong một giây (Hz).
- Bước sóng ( ): Là khoảng cách gần nhất giữa hai phần tử có cùng pha dao động (m).
- Chu kỳ dao động (Ta): Là thời gian để các phần tử thực hiện được một dao động toàn phần (s).
- Biên độ dao động: Là độ rời lớn nhất của các phần tử so với vị trí cân bằng. Biên độ thể hiện độ mạnh yếu của âm thanh. Biên độ càng lớn, âm thanh càng mạnh.
- Vận tốc âm: Là vận tốc lan truyền của sóng âm trong các môi trường. Vận tốc âm phụ thuộc vào đặc điểm, nhiệt độ của môi trường và dạng sóng âm lan truyền.
2.Bản chất vật lý của âm thanh: Công suất, cường độ, áp suất và mật độ năng lượng âm
- Công suất âm (P): Là năng lượng âm do nguồn bức xạ trong một giây (W).
- Cường độ âm (I): Là số năng lượng trung bình đi qua một đơn vị diện tích vuông góc với phương truyền âm trong một giây (W/m2).
- Mật độ năng lượng âm (E): Là năng lượng âm chứa trong một đơn vị thể tích môi trường trong một giây (J/m3).
- Áp suất âm (p): Là áp suất dư (áp suất có thêm so với áp suất khí quyển tĩnh) có trong trường âm. Tại mỗi điểm của trường âm áp suất thay đổi theo chu kỳ từ dương (nén) sang âm (dãn).
- Áp suất tác động lên cơ quan thính giác của con người cũng như các thiết bị đo lường âm thanh là áp suất hiệu quả (N/m2 hay Pa).
3.Mức âm
- Âm thanh mà tai người nghe cảm thụ được có cường độ và áp suất thay đổi trong một phạm vi rất rộng.
- Áp suất âm có thể thay đổi từ mức nhỏ nhất là 2.10-5N/m2 đến mức lớn nhất là 2.1015N/m2.
- Mức âm là đơn vị đánh giá âm thanh theo thang logarit (cơ số 10) của tỷ số giữa áp suất và cường độ âm cần đo với áp suất và cường độ âm lấy làm chuẩn so sánh (tham chiếu).
Công ty TNHH Vật liệu mới Công trình INDECOM cung cấp và thi công tấm chống ồn đường cao tốc, đường sắt. Vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới để được tư vấn và nhận báo giá cạnh tranh
Thông tin liên hệ
- Hotline Mr Đức: 0988.989.695 (Zalo, Viber)
- Email: ducpq.indecom@gmail.com
- Facebook: https://www.facebook.com/VatLieuMoiINDECOM
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/INDECOMCOMPANY
- Tiktok: www.tiktok.com/@indecom.com.vn