Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhu cầu ngày càng cao của con người, các vật liệu xây dựng hiện đại đang dần thay thế cho các vật liệu truyền thống. Màng chống thấm HDPE là một trong những vật liệu khá quen thuộc và được ứng dụng rộng rãi trong thi công xây dựng bởi những ưu điểm vượt trội so với các loại vật liệu chống thấm khác.
Tìm hiểu màng chống thấm HDPE
Màng chống thấm HDPE là loại vật liệu được sản xuất từ nhựa polyethylene mật độ cao (HDPE) có khả năng chống thấm tuyệt đối, không bị lão hóa bởi các tác nhân hóa học và môi trường.
Màng HDPE trên thị trường có nhiều kích cỡ và độ dày khác nhau, đảm bảo đáp ứng toàn diện nhu cầu cho nhiều loại dự án khác nhau như công trình nhà máy, xí nghiệp, nhà ở,… Một hệ thống màng HDPE được lắp đặt có thể có tuổi thọ lên đến 25 năm.
Do được sản xuất hoàn toàn từ hạt nhựa HDPE tự nhiên, màng chống thấm này sở hữu đầy đủ các ưu điểm vượt bật của hạt nhựa HDPE, cụ thể:
- Khả năng cách điện tốt.
- Chống thấm nước tốt.
- Không bị ảnh hưởng bởi các dung môi hữu cơ hoặc chất tẩy dầu mỡ.
- Vệ sinh dễ dàng.
- Độ đàn hồi cao trong môi trường nhiệt độ thấp.
- An toàn với thực phẩm và thân thiện với sức khỏe của người dùng.
- Chống nứt và vỡ cao khi chịu tác động của lực mạnh.
- Chi phí lắp đặt thấp.
Ứng dụng của màng chống thấm HDPE
Không tự nhiên mà màng chống thấm HDPE được ứng dụng rộng rãi như hiện nay. Với khả năng chống thấm cao, tiết kiệm chi phí và thời gian thi công cũng như đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn môi trường, màng chống thấm HDPE hiện được ứng dụng trong các lĩnh vực như:
Trong bãi rác công nghiệp – rác sinh hoạt
Nước, rác thải, mùi hôi và vi khuẩn rò rỉ từ các bãi rác gia đình, công nghiệp có thể chứa nhiều chất độc hại, vi sinh vật gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và đất đai xung quanh. Màng chống thấm HDPE với khả năng chống thấm tuyệt đối sẽ ngăn chặn hiệu quả sự rò rỉ nước rác, bảo vệ môi trường xung quanh. Đồng thời, các hóa chất độc hại thẩm thấu có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước ngầm cũng được ngăn chặn hiệu quả.
Trong nông nghiệp
Màng chống thấm HDPE với những đặc tính ưu việt như độ bền cao, khả năng chống thấm tuyệt đối, dễ thi công và an toàn cho môi trường, đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bà con nông dân.
Một số lợi ích như:
- Giữ ẩm cho đất, hạn chế bốc hơi nước và giảm thiểu việc tưới nước.
- Ngăn ngừa sự phát triển của cỏ dại, tiết kiệm chi phí làm cỏ.
- Giảm bớt tác động của xói mòn đất do nước mưa.
- Duy trì nhiệt độ đất ổn định và tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt.
Trong ngành nuôi trồng thủy sản
Màng chống thấm HDPE cũng được ứng dụng nhiều trong ngành nuôi trồng thủy sản. Theo đó, màng này không chỉ giúp kiểm soát lượng nước có trong hồ nuôi mà còn giúp kiểm soát độ pH và cho công tác nuôi trồng đạt hiệu quả tốt hơn. Đặc biệt là khả năng hạn chế dịch bệnh tốt hơn so với các biện pháp xây dựng nuôi ao truyền thống.
Trong các nhà máy sản xuất
Trong các nhà máy sản xuất như hệ thống các bể chứa chất thải hay bể lắng, bể chứa chất thải, màng HDPE giúp chặn đường rò rỉ chất độc hại ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, nhất là quanh khu vực mạch nước ngầm.
Trong các trang trại chăn nuôi
Nhờ tính kháng sinh hóa tốt nên màng HDPE được ứng dụng nhiều trong các hố chứa thải, đảm bảo được tính chống chịu tác động của vi sinh vật cũng như chất thải trong quá trình chăn nuôi. Theo đó, việc sử dụng màng chống thấm HDPE trong chăn nuôi mang đến các lợi ích như:
- Ngăn chặn rò rỉ khí biogas, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và môi trường.
- Giúp tăng hiệu quả sản xuất khí biogas.
- Giữ vệ sinh cho hầm biogas, hạn chế mùi hôi thối.
- Tuổi thọ cao, có thể sử dụng lên đến 20 năm.
- Có độ co giãn lên đến 700% và kháng kéo, kháng xé cao nên phù hợp cho các công trình làm hầm ém khí biogas hoặc hồ sinh học.
Trong khai thác khoáng sản
Trong ngành khai thác khoáng sản, màng chống thấm HDPE được ứng dụng khá sớm từ cuối những năm 1980. Khi chiết xuất kim loại quý như bạc, đồng, vàng,… màng này giúp làm giảm nguy cơ ô nhiễm đất và nước ngầm trong quá trình đóng lọc.
Nhờ những ưu điểm trên, màng HDPE đã trở thành vật liệu thiết yếu trong ngành khai thác khoáng sản, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả khai thác.
Các phương pháp thi công lắp đặt màng chống thấm HDPE
Để thi công lắp đặt màng chống thấm HDPE, bạn có thể chọn 1 trong 3 phương pháp cơ bản sau:
Phương pháp hàn đùn
Phương pháp này chủ yếu dùng trong sửa chữa và hàn các chi tiết đặc biệt hoặc hàn các góc cạnh. Đây cũng là phương pháp được đánh giá cao vì tính tiện lợi trong việc hàn một tấm màng mới với một tấm màng đã lắp trước đó mà không cần dùng đế bộ phần nêm trần.
Phương pháp hàn ép nóng
Phương pháp hàn ép nóng chủ yếu được sử dụng khi các tấm màng chống thấm HDPE liền kề ít dùng để hàn các góc hoặc chi tiết nhỏ khác. Thiết bị được sử dụng phải là máy hàn ép nóng, sau khi hàn cho phép kiểm định mối hàn bằng áp suất không khí.
Bên cạnh đó, thiết bị hàn phải có khả năng tự chuyển động, trang bị thêm bộ nêm nhiệt và bộ phận kiểm soát tốc độ nhằm đảm bảo khả năng điều khiến cho máy thợ hàn.
Tóm lại, dùng ứng dụng màng chống thấm HDPE và sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng cần phải có sự giám sát của các chuyên gia xây dựng. Điều này sẽ giúp công trình được thi công đúng quy trình và đạt hiệu quả cao nhất. Để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ lắp đặt màng HDPE cho công trình của mình, bạn hãy liên hệ ngay với INDECOM qua hotline ngay hôm nay nhé!