Màng HDPE lót công trình là sản phẩm được ứng dụng để chống thấm trong nhiều công trình: bể xử lý nước thải, hầm khí Biogas, hố xử lý rác thải, hồ cảnh quan,… Vậy vật liệu này có điểm gì nổi bật để được tin dùng đến vậy? Hãy cùng INDECOM điểm qua những ưu điểm và ứng dụng chống thấm của màng HDPE trong bài viết sau nhé!
Màng HDPE lót công trình là gì?
Màng chống thấm HDPE là sản phẩm được sản xuất từ hạt nhựa nguyên sinh phân tử PE hàm lượng cao cùng các chất phụ gia như cacbon, chất khoáng hóa học, vi sinh và UV.
Màng chống thấm lót công trình có độ dày từ 0,3 – 3mm, tùy theo ứng dụng của từng công trình sử dụng độ dày tương ứng. Sản phẩm được đóng gói theo cuộn tròn nên dễ dàng cho việc di chuyển và thi công.
Hiện nay, dựa theo hình dạng bên ngoài mà màng HDPE được phân thành 2 loại chính:
- Loại trơn: Hai bề mặt của màng đều nhẵn, phẳng, mịn, không rách, vá và bị thủng lỗ.
- Loại sần: Có một hoặc hai bề mặt sần, độ sần đồng đều, bề mặt không có vết rách, vá, lỗ thủng hoặc các khuyết tật khác làm ảnh hưởng tới tính chất của màng.
Màng HDPE chống thấm dùng để lót công trình
Ưu điểm của màng HDPE lót công trình
- Kháng lão hóa, chống tia UV và chống phân hủy cao.
- Sở hữu thông số kỹ thuật đáp ứng linh hoạt mục đích chống thấm cho từng công trình.
- Độ bền cơ lý tốt, kháng xé rách, chống xuyên thủng từ các vật bên ngoài như sỏi, đá, cành cây,…
- Khả năng chống thấm vượt trội so với các loại vật liệu chống thấm thông thường.
- Quy cách đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều công trình, lắp trải linh hoạt và thuận lợi.
- Giá thành rẻ, tốc độ thi công nhanh, tiết kiệm tiền bạc và thời gian cho chủ công trình.
- Chịu thời tiết tốt, nhiệt độ sử dụng từ -70 đến 70 độ C.
- Tuổi thọ cao, độ bền lên tới 50 năm.
Ưu điểm của màng HDPE lót công trình
5 ứng dụng nổi bật của màng chống thấm HDPE lót công trình
Các ứng dụng của màng chống thấm HDPE vô cùng đa dạng. Tùy theo từng công trình cụ thể mà kết cấu màng HDPE có sự khác nhau. Qua đó đảm bảo chất lượng và đáp ứng kỳ vọng về tuổi thọ công trình.
Dưới đây là những ứng dụng màng chống thấm HDPE lót công trình phổ biến hiện nay. Mời quý khách tham khảo!
Ứng dụng trong các bãi rác sinh hoạt, bãi rác công nghiệp
Với mục đích ngăn chặn các chất trong rác thải thấm ra môi trường, gây ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm, màng HDPE lót công trình đã được ứng dụng phổ biến trong những bãi rác tập trung, nhà máy thải xỉ, hóa chất, phân bón,… đảm bảo được vệ sinh và an toàn cho môi trường xung quanh.
Độ dày HDPE thích hợp nhất khi sử dụng cho những công trình này là 1,5 – 2,5mm. Độ dày màng bạt càng lớn thì khả năng chịu lực của màng chống thấm càng cao.
Ứng dụng trong các trang trại chăn nuôi
Màng HDPE thường được dùng để lót sàn hoặc lót mái cho những trang trại chăn nuôi.
Thông thường, màng HDPE lót công trình trang trại chăn nuôi là loại có độ dày khoảng 0,5mm. Kích thước này đảm bảo khả năng sinh hóa, chống chịu được tác động của vi sinh vật và chất thải trong quá trình chăn nuôi.
Trường hợp sử dụng màng HDPE để phủ lên trên chuồng trại thì nên sử dụng loại có độ dày từ 1 – 1,5mm. Những tấm màng này vừa giúp ngăn ngừa mùi hôi bên trong chuồng trại ra bên ngoài vừa ngăn nước mưa xâm nhập, qua đó tránh ô nhiễm không khí và phát sinh dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
Ứng dụng của màng HDPE lót công trình
Ứng dụng trong các công trình hầm Biogas
Khi ứng dụng màng chống thấm HDPE cho hầm Biogas, nên sử dụng loại màng có độ dày từ 0,5 – 2,0mm để đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và giúp quá trình tạo ra khí gas không ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên.
Tương tự như trang trại chăn nuôi, màng chống thấm HDPE cho hầm Biogas cũng được ứng dụng theo 2 cách.
- Lót đáy: Nên chọn màng HDPE lót công trình hầm Biogas có độ dày từ 0,5 – 0,75mm. Vì lớp màng này nằm bên dưới hầm, không bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào nên quý khách không cần chọn loại màng kháng tia UV.
- Lớp phủ: Màng HDPE làm lớp phủ bên ngoài nên có độ dày từ 1,5 – 2,0mm. Ngoài ra, lớp phủ phải chịu tác động của khí Biogas và ánh sáng mặt trời nên cần chọn loại có khả năng chống tia UV.
Ứng dụng lót hồ tôm, cá, thủy sản
Màng HDPE lót công trình hồ cá, hồ thủy sản giúp tạo lớp ngăn cách giữa nước trong hồ với môi trường bên ngoài, ngăn không cho nước thấm ngược vào trong hồ nuôi, từ đó giúp nồng độ pH trong hồ được ổn định. Nhờ màng bạt này, các loại thủy sản hạn chế bị bệnh do không tiếp xúc trực tiếp với đất. Nếu có thì cũng chỉ phát sinh bệnh ở phạm vi nhỏ theo từng hồ, không bị ảnh hưởng cả đàn theo cách nuôi thông thường.
Ứng dụng trong xử lý nước thải của các nhà máy
Chất thải công nghiệp thường chứa nhiều kim loại nặng cùng khả năng ăn mòn hóa học cao. Nếu thải trực tiếp ra môi trường, số nước thải này sẽ ngấm vào đất và làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Sử dụng bạt HDPE làm bể lắng, bể xử lý nước thải cho những khu công nghiệp chính là giải pháp hữu hiệu trong việc bảo vệ môi trường xung quanh.
Hiện nay, INDECOM là nhà phân phối sản phẩm màng HDPE các loại trên toàn quốc. Các sản phẩm của chúng tôi có chất lượng và độ bền cao, bảo đảm an toàn tuyệt đối với các công trình. Quý khách có nhu cầu nhận tư vấn giải pháp và báo giá sản phẩm màng HDPE lót công trình.
Thông tin liên hệ
- Hotline Mr Đức: 0988.989.695 (Zalo, Viber)
- Email: ducpq.indecom@gmail.com
- Facebook: https://www.facebook.com/VatLieuMoiINDECOM
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/INDECOMCOMPANY
- Tiktok: www.tiktok.com/@indecom.com.vn
INDECOM rất hân hạnh được phục vụ quý khách!