Màng chống thấm HDPE chống thấm đê đập: Được sử dụng phổ biến trong công trình công nghiệp nói chung và hệ thống đê đập hay kênh mương nói riêng với mức độ ưa chuộng cực kỳ cao. Không chỉ có độ chống thấm cao, màng HDPE còn giúp nhà đầu tư tối ưu hóa các hạng mục chi phí xây dựng cũng như thời gian thi công vô cùng triệt để.
Ứng dụng của màng chống thấm HDPE trong đê đập, kênh mương
Hiện nay, có rất nhiều công trình thủy lợi như hồ nước, bể chứa nước, kênh mương hay đê đập sử dụng màng chống thấm HDPE thay thế cho đất sét, thảm sét, bentonite,… trong việc thiết lập các kết cấu của công trình.
Màng HDPE lúc này sẽ phát huy khả năng chống thấm và tính chất cơ lý tuyệt hảo như:
- Màng HDPE chống thấm có tuổi thọ cao, kháng nước và chịu được nhiệt độ khắc nghiệt.
Màng chống thấm HDPE được ứng dụng trong đê đập, kênh mương
- Vật liệu HDPE có khả năng chống thấm tuyệt đối.
- Bạt chống thấm HDPE chịu được ánh sáng Mặt Trời (tia UV).
- Độ dãn của màng HDPE đạt từ 300 – 700%.
- Đây là một vật liệu không gây ảnh hưởng cho sức khỏe và môi trường.
- Màng chống thấm HDPE giúp rút ngắn tối đa thời gian thi công.
- Giá bạt chống thấm HDPE vô cùng cạnh tranh, có thể phù hợp với mọi điều kiện kinh tế khác nhau.
Thi công màng chống thấm HDPE cho các hạng mục đê đập, kênh mương
INDECOM giới thiệu kỹ thuật và phương pháp thi công màng chống thấm HDPE cho hồ nước, bể chứa nước, kênh mương và đê đập với quy trình sau.
Bước 1: Trang thiết bị và dụng cụ phục vụ thi công
– Bộ thiết bị hàn gồm:
+ Máy hàn kép dùng để hàn đường thẳng.
+ Máy hàn đùn có chức năng hàn đường cong.
+ Máy cầm tay hay còn được biết đến với tên gọi là máy khò nóng, dùng để hàn đính và thổi khí nóng sấy khô.
+ Nguồn điện sử dụng máy phát điện hoặc điện lưới.
+ Các thiết bị an toàn về điện cần thiết.
– Thiết bị di chuyển và trải màng:
+ Xe nâng.
+ Cáp mềm.
+ Giá đỡ đối với màng HDPE chống thấm dày và khổ lớn.
Thi công màng chống thấm HDPE cho các hạng mục đê đập, kênh mương
Tiến trình sẽ diễn ra thuận lợi hơn khi sử dụng màng HDPE có độ dày vừa phải, dao động trong khoảng 0,3 – 0,5mm. Khổ rộng của màng từ 4m – 5m và trọng lượng mỗi cuộn từ 80 – 120kg. Điều này giúp cho việc di chuyển, bốc xếp vật liệu diễn ra suôn sẻ hơn rất nhiều.
– Dụng cụ đo, cắt:
+ Thước đo độ dài (thước dây, thước nhôm).
+ Cữ lấy dấu.
+ Bút dạ sơn trắng.
+ Dao, kéo.
+ Dụng cụ kéo, chỉnh, chặn và vệ sinh màng.
+ Thiết bị kẹp để kéo màng.
+ Trang bị bảo hộ lao động và phòng chống cháy, chập.
Bước 2: Chuẩn bị mặt bằng thi công trải màng HDPE
Mặt bằng trước khi trải màng chống thấm HDPE cần phải đạt các yêu cầu kỹ thuật sau đây:
– Mặt bằng phẳng, nhẵn, chắc khi được đầm, nén, lu, lèn đúng yêu cầu kỹ thuật và không đọng nước.
Mặt bằng trước khi trải màng HDPE chống thấm cần phải đạt các yêu cầu kỹ thuật cần thiết
– Dọn sạch cành, rễ cây, đá, gạch vụn hay các hạt, mẩu, miếng vật liệu khác có nguy cơ gây hại cho màng.
– Tại các vị trí thay đổi độ cao cần phải bo tròn tối thiểu đến bán kính 0,154m.
– Đánh dấu vị trí đào rãnh neo sao cho mép tiếp xúc với màng chống thấm HDPE phải được bo tròn để tránh làm rách màng khi bị kéo căng trong lúc thi công.
– Lắp đặt màng HDPE đến đâu thì phải đổ đất vào rãnh neo đến đó và tiến hành đầm chặt.
Bước 3: Trải màng HDPE (lắp đặt màng HDPE)
Tùy vào dạng mặt bằng khác nhau mà căng màng sẽ thực hiện theo những cách riêng.
– Trải màng HDPE trên mặt phẳng (đáy của hồ, kênh, đập): Sẽ được trải theo hướng bất kỳ sao cho tổng độ dài các đường hàn nối là ngắn nhất và phù hợp với kích thước của hạng mục thi công.
Trải màng HDPE trên bề mặt phẳng theo hướng bất kỳ
– Trải màng ở các góc: Sau khi đo và cắt chính xác thì tiến hành trải tuần tự từ đáy lên đỉnh các góc theo quy tắc mép chồng mép, khoảng cách mép chồng mép giữa hai tấm màng HDPE là 10 – 15cm.
– Trải bạt chống thấm HDPE trên bề mặt nghiêng (ở thân hồ, kênh, đập): Trải dọc màng theo hướng song song với mái dốc. Có thể hiểu là các đường hàn nối giữa những tấm HDPE với nhau cũng song song theo hướng mái dốc.
>>> Xem thêm: Bạt HDPE lót hồ xử lý nước thải
Những lưu ý trong tiến trình trải màng HDPE chống thấm
Khi thi công trải màng chống thấm HDPE cần lưu ý một số nội dung sau:
– Cần bố trí số lượng tấm màng HDPE trong một ca làm việc phải phù hợp và không lớn hơn khả năng hàn hay neo giữ trong ca đó.
– Không trải màng trong trường hợp độ ẩm quá cao, có mưa, nước đọng hay gió lớn.
– Trải màng HDPE đến đâu cần phải chặn bao tải cát đến đó để tránh gió làm bay các tấm màng đi nơi khác hoặc có thể cuộn rối lại thành từng đống.
Trải màng HDPE đến đâu cần phải chặn bao tải cát đến đó
– Chỉ sử dụng giày đế mềm cho công nhân thi công trải màng.
– Sử dụng các biện pháp để làm giảm thiểu nếp gấp xuất hiện tại nơi tiếp xúc giữa hai tấm màng, nhất là chồng mép.
– Không cho phép bất kỳ xe nào chạy trực tiếp trên bề mặt màng HDPE.
– Không để dầu mỡ, nhiên liệu loang trên bề mặt màng chống thấm và tránh đặt máy trực tiếp lên bề mặt vật liệu mà phải có lớp đệm lót bằng tấm cao su hay bìa carton.
– Kỹ sư cần theo dõi sát sao trong tiến trình thi công nhằm phát hiện khiếm khuyết, đánh dấu các lỗ thủng, rách để kịp thời sửa chữa.
Trên đây là ứng dụng tuyệt vời của màng chống thấm HDPE trong các công trình đê đập, kênh mương. Để tiến trình trải chống thấm bằng màng HDPE diễn ra thuận lợi, các nhà thi công cần thực hiện việc này ở điều kiện thời tiết khô ráo, mặt bằng được dọn dẹp kỹ lưỡng và tuân thủ đúng các quy định kỹ thuật đã đề ra ở trên nhé!
(Màng chống thấm HDPE chống thấm đê đập, kênh mương) – (Màng chống thấm HDPE chống thấm đê đập, kênh mương) – (Màng chống thấm HDPE chống thấm đê đập, kênh mương) – (Màng chống thấm HDPE chống thấm đê đập, kênh mương) – (Màng chống thấm HDPE chống thấm đê đập, kênh mương) – (Màng chống thấm HDPE chống thấm đê đập, kênh mương) – (Màng chống thấm HDPE chống thấm đê đập, kênh mương) – (Màng chống thấm HDPE chống thấm đê đập, kênh mương) – (Màng chống thấm HDPE chống thấm đê đập, kênh mương) – (Màng chống thấm HDPE chống thấm đê đập, kênh mương) – (Màng chống thấm HDPE chống thấm đê đập, kênh mương) – (Màng chống thấm HDPE chống thấm đê đập, kênh mương)