Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh

5/5 - (3 bình chọn)

CHỈ DẪN KỸ THUẬT: VẢI ĐỊA KỸ THUẬT CỐT SỢI THUỶ TINH

INDECOM xin giới thiệu đến quý khách hàng: Chỉ dẫn kỹ thuật – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh chống nứt phản ảnh. Các quy định và yêu cầu kỹ thuật đối với việc lựa chọn vật liệu thi, thi công, nghiệm thu vật liệu lưới sợi thủy tinh theo đúng bản vẽ thiết kế hoặc chỉ dẫn của tư vấn giám sát

1. Tài liệu tham khảo, viện dẫn

– Tiêu chuẩn EN 15381:2008 “Geosynthetics and geotextile-related products- Characteristics required for use in pavements and asphalt overlays”;

– Tiêu chuẩn ISO 10319 “Geosynthetics – Wide – width tensile test”;

– Các thông số kỹ thuật và chỉ dẫn kỹ thuật thi công của một số hãng sản xuất lưới sợi thủy tinh uy tính trên thế giới.

Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh

2. Thuật ngữ và định nghĩa

2.1 Lưới sợi thuỷ tinh

– Lưới sợi thủy tinh có cấu tạo từ các sợi thủy tinh được bó thành sợi lớn (gọi là sợi cốt) và được đan thành ô lưới.

– Lưới sợi thủy tinh là sản phẩm ứng dụng trong việc gia cố mặt đường bê tông nhựa nhằm giảm thiểu, hạn chế sự phát triển vết nứt (do mỏi, do nhiệt). Đồng thời gia tăng cường độ chịu kéo uốn cho kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

2.2. Lực kéo lớn nhất (Maximum Strength)

– Lực kéo lớn nhất: là giá trị lực kéo tính bằng kilo Newton (kN) hoặc Newton (N) nhận được trong quá trình kéo cho tới khi mẫu thử bị đứt hoàn toàn.

2.3 Độ giãn dài khi đứt (Elongation at Break)

– Độ giãn dài tính bằng phần trăm (%) là độ giãn dài tại thời điểm mẫu thử bị đứt hoàn toàn.

3. Vật liệu

3.1 Yêu cầu vật liệu

– Chủng loại lưới sử dụng: Lưới sợi thủy tinh. Là lưới hình ô vuông được cấu tạo bởi các bó sợi thủy tinh. Lưới phải có cấu tạo đảm bảo có diện tích tiếp xúc lớn nhất với các lớp của kết cấu áo đường khi thi công. Kiểu cấu tạo lưới được lựa chọn nhằm đảm bảo cho việc thi công phải là thuận tiện và dễ dàng nhất.

– Các thông số kỹ thuật yêu cầu của loại lưới cốt sợi thủy tinh FG100 :

+ Cường độ chịu kéo khi đứt theo phương dọc: 100 kN/m;

+ Cường độ chịu kéo khi đứt theo phương ngang: 100kN/m;

+ Độ giãn dài khi đứt theo phương dọc: ≤ 3% ( +0.5%) ;

+ Độ giãn dài khi đứt theo phương ngang: ≤ 3% ( +0.5%) ;

+ Độ bền nhiệt của lưới cốt sợi thủy tinh ≥ 218ºC ;

3.2 Mẫu thử

– Mỗi lô hàng nhập phải lấy mẫu kiểm tra các thông số kỹ thuật như đã nêu trong mục 3.1.

– Số mẫu thí nghiệm và kích thước mẫu: Chủ đầu tư sẽ chủ trì và phối hợp với nhà sản xuất lưới sợi thủy tinh cho dự án cùng với phòng thí nghiệm có chức năng và kinh nghiệm tại Việt Nam lựa chọn số mẫu thí nghiệm và kích thước mẫu.

3.3 Phương pháp thí nghiệm lưới sợi thuỷ tinh

– Chủ đầu tư sẽ chủ trì, phối hợp với nhà sản xuất lưới sợi thủy tinh cho dự án cùng với Phòng thí nghiệm có chức năng và kinh nghiệm các thông số kỹ thuật của lưới sợi thủy tinh tại Việt Nam.

Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh

4. Thi công và nghiệm thu

4.1 Bảo quản và vận chuyển

– Lưới sợi thủy tinh sử dụng cho công tác bê tông nhựa sẽ được bao gói, vận chuyển tới công trường, xử lý và lưu giữ theo các khuyến nghị của nhà sản xuất bảo đảm tất cả các yêu cầu an toàn và phòng ngừa hư hại sản phẩm. Lưới sợi thủy tinh được cuộn thành từng cuộn để tiện vận chuyển và bảo vệ chống lại ảnh hưởng của thời tiết. Khi nhận hàng phải kiểm tra để loại bỏ các cuộn hư hỏng.

– Nền của kho chứa lưới sợi thủy tinh phải bằng phẳng, khô ráo, sạch sẽ. Khi bảo quản có thể chồng 3 cuộn trên đỉnh của đáy. Về mùa nóng nên rải các cuộn song song với nhau để chúng không bị biến dạng.

Bảo quản lưới sợi thủy tinh tránh tia cực tím, nơi có độ ẩm cao, sương giá và mưa. Khi vận chuyển đến hiện trường, các cuộn lưới sợi thủy tinh không được biến dạng hoặc hư hỏng.

4.2 Điều kiện mặt đường

Bề mặt trước khi rải lưới sợi thủy tinh phải:

– Khô, sạch và không bị bụi bẩn;

– Bề mặt được chuẩn bị phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo liên kết tốt giữa lưới sợi thủy tinh và lớp cấp phối đá dăm gia cố xi măng, bê tông nhựa.

4.3 Chuẩn bị thi công

– Để đảm bảo dính bám tốt, lưới sợi thủy tinh phải được bảo quản trong môi trường không có bụi bẩn và giữ khô ráo tại hiện trường.

4.4 Thi công lưới sợi thuỷ tinh

– Tưới nhựa dính bám đảm bảo cho độ dính bám tốt nhất, lượng nhựa dính bám tiêu chuẩn trên bề mặt cần trải lưới là 1.5 kg/m2 khi trải trên lớp cấp phối đá dăm gia cố xi măng và 1,0 kg/m2 khi trải trên lớp bê tông nhựa. Lượng nhựa này cần điều chỉnh sao cho phù hợp với tình trạng lớp dưới để đảm bảo lưới dính bám tốt nhất.

– Lưới sợi thủy tinh phải được rải trên bề mặt bằng phẳng và không có vết gấp. Khi bắt đầu rải phải cố định đầu cuộn lưới với bề mặt lớp dưới theo chỉ dẫn của Nhà sản xuất, dưới sự giám sát chặt chẽ và hướng dẫn của đại diện kỹ thuật của nhà sản xuất và sự chấp thuận của tư vấn giám sát.

– Trải cuộn lưới sợi thủy tinh bằng thủ công hoặc bằng máy.

– Đặt cuộn lưới trên trực đường rải. Chú ý đặt thẳng từ đầu để tránh cong, oằn lưới khi điều chỉnh vì nó có thể tạo ra nếp gấp trên lưới.

– Kéo trải cuộn lưới ra.

– Các lớp lưới sợi thủy tinh chồng mí theo phương ngang từ 100-200mm. chồng mí theo phương dọc từ 200-300mm. Phun thêm nhựa dính bám tại các lớp chồng tối thiểu 0,15kg/m2, đảm bảo các mối nối phải được ép chặt.

– Bất kỳ lớp nối chồng theo phương ngang hoặc phương dọc đều phải được cố định để không bị xê dịch trong lúc thi công.

– Tại vị trí đầu, cuối của 2 lớp lưới đặt cạnh nhau kết hợp với 2 lớp lưới mới đặt cạnh

nhau tạo thành một lớp chồng có 4 lớp lưới, thì phải cắt bỏ 2 lớp lưới.

– Trải lưới sao cho khít và phẳng, có thể trải đều để lưới gắn xuống mặt đường, hoặc dùng máy trải lưới.

– Có thể dùng chổi sợi ni lông miết để dính lưới xuống mặt lớp dưới.

– Đối với đoạn cong hẹp nên gấp nhiều nếp nhỏ trong lưới, cắt và cán phẳng. Với đoạn đường quá cong như vòng xuyến thì việc trải lưới cần phải được thực hiện bởi thợ với tay nghề cao, thực hiện cẩn thận để đảm bảo lưới phải phẳng.

– Khỉ trải lưới sợi thủy tinh hết chiều dài thiết kế thì dùng máy cắt hoặc dao chuyên dụng cắt lưới.

– Sau khi rải xong lưới sợi thủy tinh tiến hành thảm bê tông nhựa theo thiết kế.

4.5 Kiểm tra độ dính bám của lưới sợi thuỷ tinh với lớp cấp phối đá dăn gia cố xi măng hoặc bê tông nhựa

– Công tác kiểm tra này được kiểm tra theo xác suất nghi ngờ các vị trí rải lưới sợi thủy tinh chưa đạt yêu cầu về độ căng kéo. Cách kiểm tra tuân theo hướng dẫn của Nhà sản xuất. Nếu kiểm tra độ dính bám không đảm bảo thì phải tiến hành căng kéo và rải lại.

4.6 Các chú ý quan trọng

– Người công nhân phải đeo găng tay khi thi công lưới sợi thủy tinh.

– Lưới sợi thủy tinh được trải không có nếp gấp và sóng.

– Điểm nối bê tông nhựa không được trùng với vết gấp trong các cuộn lưới.

– Khớp nối giữa các vệt rải bê tông nhựa không được trùng với nếp gấp của lưới sợi thủy tinh.

– Máy rải bê tông nhựa và các phương tiện liên quan phải cẩn thận di chuyển trên bề mặt lưới để tránh lưới dịch chuyển. Xe tiếp vật liệu tránh không phanh gấp và quay đầu trên lưới vì có thể làm hỏng lưới.

– Trong quá trình thảm bê tông nhựa chỉ trong trường hợp khẩn cấp xe máy mới được đi trên khu vực đã được lắp đặt lưới sợi thủy tinh, nếu quá trình xe máy đi mà có hiện tượng gợn sóng và xê dịch chuyển lớp lưới sợi thủy tinh thì phải dừng ngay thi công và điều chỉnh căng lại hoặc điều chỉnh thi công lại lớp dưới. Tuyệt đối không để lượn sóng xê dịch trong quá trình thi công bê tông nhựa dẫn đến lớp lưới sẽ mất tác dụng gia cường.

Thông tin liên hệ

Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh – Vải địa kỹ thuật cốt sợi thuỷ tinh

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo